Trách nhiệm pháp lý của hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác
Thưa luật sư, cho em hỏi trường hợp này như thế này: Có một chị mua xe trả góp nhưng không trả hết tiền cho công ty tài chính. Sau đó chị ta viết giấy bán lại chiếc xe đó cho em và yêu cầu em giải quyết thanh lý hợp đồng với công ty tài chính cho chị (giấy bán viết tay không công chứng). Nhưng hiện tại chiếc xe do bố của chị ta đi, nhưng ông bố không chịu giao xe cho em. Để lấy được chiếc xe em đã giả mạo tên người khác để lấy xe. Và viết lại cho ông bố một cam kết sẽ thanh lý nợ cho chị đứng tên chiếc xe. Như vậy em có vi phạm pháp luật không ạ? Luật sư giải đáp giúp em. Cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, do hợp đồng mua bán xe không được công chứng nên không có hiệu lực ràng buộc các bên. Xe vẫn thuộc sở hữu của người bán, việc có giao xe cho bạn hay không phụ thuộc vào ý chí của bên bán. Do đó bạn giả mạo tên người khác để lấy xe là trái với ý chí của bên bán, đây là hành vi trái quy định pháp luật. Với việc gian dối để lấy được chiếc xe bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng vì bạn cho rằng việc bạn lấy xe là đương nhiên theo sự thỏa thuận trong giấy mua bán xe nên có thể bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, bạn sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác"
Lúc này, bạn cần trả lại chiếc xe và làm lại hợp đồng mua bán xe, sang tên xe theo đúng quy định pháp luật.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất