Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe bị xâm phạm theo BLDS 2015?
Tôi và gia đình bác đã đồng ý giải quyết nội bộ với nhau và không cần tới sự can thiệp của công an, nhưng do tâm lý hoàng sợ và rối loạn mà tôi đã ký vào biên bản mà anh con trai đã tự ý lập ra và rồi tự ý mang xe tôi về nhà anh ta. Sau vụ việc này tôi đã đến gia đình nạn nhân để giải quyết về vấn đề bồi thường cho gia đình nạn nhân, gia đình chúng tôi đồng ý chi trả cho tất cả những chi phí tổn thất về sức khỏe cũng như về tinh thần và có yêu cầu gia đình đưa trả cho tôi chiếc xe máy để tôi có phương tiện đi làm, nhưng gia đình nạn nhân yêu cầu đòi tôi phải đưa giấy đăng ký xe thì họ mới đưa cho tôi xe máy, mục đích của họ làm gì thì tôi chưa biết
Vậy tôi muốn hỏi luật sư việc gia đình họ tự ý giữ xe của tôi có vi phạm pháp luật không và tôi phải làm thế nào để lấy lại phương tiện của mình?
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin cung cấp thì trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì bạn có va chạm với đối tượng là bác trai 71 tuổi dẫn tới hậu bác này bị gãy đốt cổ tay, xe đạp bị hỏng bánh sau. Do đó, về nguyên tắc bạn sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ thể, Bộ luật dân sự năm 2015 xác định:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
..
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
..
Và mức bồi thường thiệt hại được áp dụng giải quyết như sau:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
- Liên quan tới việc chiếm giữ phương tiện gây tai nạn: Theo quy định tại Điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì vào thời điểm xảy ra tai nạn những người có liên quan trực tiếp và người điều khiển phương phải dừng phương tiện và giữ nguyên hiện trường, người có mặt tại đó sẽ phải có trách nhiệm " Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất...và khi nhận được tin báo thì cơ quan chức năng có trách nhiệm cử người xuống điều tra, phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết.
Theo đó, những tài sản, phương tiện liên quan tới vụ việc sẽ do cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc ra quyết định tạm giữ để điều tra, xác minh. Do vậy, người nhà bị hại không có quyền chiếm giữ tài sản của bạn vì bất cứ mục đích nào, nên việc họ đang giữ tài sản của mình là trái với quy định pháp luật và để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn có quyền làm đơn trình báo gửi cơ quan công an để giải quyết, buộc gia đình bị hại phải trao trả lại tài sản là xe -phương tiện đi lại cho mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời
Trân trọng
CV P.Gái - Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất