Trách nhiệm bồi thường khi gây thương tích cho người khác
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của em bạn có thể xem xét để giải quyết về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự
1. Về trách nhiệm dân sự
- Thứ nhất, về trách nhiệm và nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về căn cứ phát sinh và nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
"1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
…"
Điều 585 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
"1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
…”
Theo đó, trường hợp của em bạn đã có phát sinh thiệt hại trên thực tế, và em trai bạn sẽ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.
Tuy nhiên, vì thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ về độ tuổi của em bạn do đó, cần phải lưu ý về độ tuổi và năng lực để chịu trách nhiệm bồi thường. Cụ thể, tại Điều 686 BLDS 2015 có quy định:
"1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; …
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình;
…”
- Thứ hai, về xác định thiệt hại và mức bồi thường, Tại Điều 691 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
"1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; …
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; …
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Như vậy, việc bồi thường và mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ theo quy định trên.
2. Về trách nhiệm hình sự. Theo thông tin bạn cung cấp, em bạn có dùng khúc cây chọi vào tay của người có hành vi chửi và xúc phạm mẹ bạn và bạn không cung cấp . Vì vậy, trường hợp này có thể sẽ đặt ra vấn đề chịu trách nhiệm hình sự về hành vi theo quy định tại Điều 134 ,Điều 135, Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Cụ thể, quy định như sau:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
A) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người
B) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
…"
Điều 135 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm."
"1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc44 phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”
Đầu tiên là cần đưa người chị chú bác kia đi khám và giám định thương tật. Nếu thưởng tích gây tổn hại cho sức khỏe có tỷ lệ được quy định trong luật thì sẽ căn cứ vào tỉ lệ đó mà đưa ra mức bồi thường. Ngoài ra việc xác định hành vi của em bạn là vô ý hay cố ý cũng ảnh hưởng đến kết quả của vụ việc.
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất