Tính tiền lương làm thêm giờ có bao gồm phụ cấp không?
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn về tiền lương làm thêm giờ
Hiện nay trên thực tế do tính chất công việc có rất nhiều trường hợp người lao động ngoài giờ làm việc bình thường đã thỏa thuận trong hợp đồng còn phải làm thêm giờ. Vậy chế độ làm thêm giờ đối với người lao động được pháp luật quy định như thế nào? Khi làm thêm giờ tiền lương của người lao động được tính như thế nào?
Nếu bạn đang có vướng mắc liên quan đến chế độ tiền lương làm thêm giờ của người lao động hoặc thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến quá trình thực hiện quan hệ lao động thì bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cụ thể trường hợp của mình.
2. Tính tiền lương làm thêm giờ thế nào? Có bao gồm phụ cấp không?
Câu hỏi:
Xin cho tôi hỏi về tiền lương làm thêm giờ như sau: Hiện tại đơn vị tôi có 03 người được hưởng phụ cấp độc hại theo quy định của ngành TNMT hệ số hưởng là 0.2 được tính cùng với lương hàng tháng nhưng không được tính đóng BHXH.
Như vậy khi tôi lập bảng thanh toán tiền làm thêm giờ vào các ngày thứ bảy cho 03 người nói trên thì ngoài hệ số lương ra tôi có phải tính hệ số phụ cấp độc hại đó vào phụ cấp làm thêm giờ hay không? và khi trả Thu nhập tăng thêm thì có cộng hệ số phụ cấp độc hại đó vào hệ số lương để tính không? Xin Tổng đài tư vấn Pháp Luật tư vấn dùm tôi chân thành biết ơn, xin chúc sức khỏe.
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”.
Công ty của bạn cần xem xét lại việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có đúng quy định pháp luật không?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư Số: 23/2015/TT-BLĐTBXH
“Điều 6. Tiền lương làm thêm giờ
Trả lương khi người lao động làm thêm giờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 104 của Bộ luật lao động và được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm);
b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
c) Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
d) Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động, đối với người lao động hưởng lương theo ngày
…”.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tính tiền lương làm thêm giờ được tính trên tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường mà theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 và Khoản 1 Điều 4 Thông tư Số: 23/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền lương thực trả cho người lao động xác định trên cơ sở HĐLĐ, bao gồm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng cộng với phụ cấp lương (nếu có). Vậy tiền lương làm thêm giờ của người lao động bao gồm cả mức lương theo công việc hoặc theo chức danh (lương chính) cộng với phụ cấp (nếu có).
-----
3. Điều kiện truy lĩnh phụ cấp thâm niên nhà giáo
Câu hỏi:
Tôi là giáo viên công lập 20 năm ( từ tháng 1 -1985 đến tháng 8/2006), sau đó tôi chuyển về dạy ở trường ngoài công lập thuộc tổng công ty X ( là doanh nghiệp nhà nước, đến năm 2007 thì thực hiện cổ phần hóa) từ 8/2006 đến nay, tôi và Nhà trường vẫn đóng bảo hiểm xã hội cho tôi theo chế độ công chức Nhà nước, hết tháng 12-2016 thì tôi được hưởng chế độ về hưu theo chế độ Nhà nước hiện hành, song từ trước đến nay tôi vẫn chưa được hưởng chế độ truy lĩnh phụ cấp thâm niên giáo viên. Vây tôi xin hỏi : 1. Tôi có được hưởng chế độ truy lĩnh phụ cấp thâm niên giáo viên không? 2. Tôi cần phải làm như thế nào để được hưởng chế độ đó nêu có ? Tôi xin trân trọng cám ơn.
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Về truy lĩnh phụ cấp thâm niên nhà giáo
Căn cứ Điều 1 Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Như vậy, đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo phải đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Trường hợp này, bạn tham gia giảng dạy tại trường ngoài công lập thuộc một doanh nghiệp nhà nước nên không thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Trong khoảng thời gian từ năm 1985 - 2006, bạn giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập, tuy nhiên theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 54/2011/NĐ-CP thì chế độ phụ cấp thâm niên được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011. Do đó, bạn không được tính truy lĩnh phụ cấp thâm niên nhà giáo trong giai đoạn này.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất