Tiền lương trong trường hợp ngừng làm việc
1. Luật sư tư vấn tiền lương
Tiền lương là một trong những vấn đề được người lao động quan tâm hàng đầu khi giao kết hợp đồng lao động, bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu giúp họ đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Khi người lao động được trả tiền lương đúng theo sức lao động, sự cống hiến mà họ đóng góp thì tiền lương là một trong những động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động, ngược lại khi tiền lương được trả thấp hơn sức lao động thì có thể làm giảm năng suất khiến cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị chậm lại.
Như vậy, chính sách tiền lương không chỉ có ý nghĩa với người lao động mà nó còn tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng thang lương, bảng lương phù hợp quy định pháp luật; đồng thời đáp ứng được yêu cầu của người lao động là vô cùng quan trọng. Trường hợp bạn hoặc công ty bạn có vướng mắc liên quan đến tiền lương của người lao động thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline: 1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tiền lương trong trường hợp ngừng việc?
Câu hỏi: Công ty có ký Hợp đồng lao động với anh N V. Vào năm 2008 Công ty có bổ nhiệm và điều động anh N V làm việc tại Chi nhánh Công ty tại Đ với chức danh là Giám đốc chi nhánh. Tuy nhiên, trong quá trình họat động kinh doanh không hiệu quả. Vào 2013 Công ty làm thủ tục ngưng họat động chi nhánh. Trong thời gian này công ty không làm thủ tục điều động người lao động về làm việc tại công ty.
Vì điều kiện môi sinh họ phải đi làm thuê ngoài Công ty. Nhưng Công ty vẫn đóng 22% BHXH, BHYT và 8.5% người lao động tự đóng.
Đến tháng 7/2014 anh nv nộp đơn nghỉ việc. Ban giám đốc Công ty truy thu khỏan tiền BHXH, BHYT mà công ty đã đóng cho người lao động từ 01/01/2013 đến 7/2014.
Em kính mong Công ty Luật Minh Gia tư vấn. Để em làm đúng nhiệm vụ không thiệt hại cho Công ty mà cũng không thiệt cho người lao động. Em chân thành cám ơn!
>> Tư vấn thắc mắc về BHXH, BHYT gọi 1900.6169
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì trường hợp anh An làm việc tại một chi nhánh của công ty bạn và khi chi nhánh đó ngưng họat động nhưng công ty bạn vẫn đang hoạt động mà lại không làm thủ tục điều anh An về làm việc tại công ty. Công ty và anh An cũng chưa chấm đứt hợp đồng lao động. Như vậy, anh An chỉ đang trong thời gian ngừng việc và vẫn là nhân viên của công ty.
Theo quy định tại điều 98 của Bộ Luật lao động năm 2012 có quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
"Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định".
Như vậy, trong trường hợp phải ngưng việc mà do lỗi của Công ty hoặc vì sự cố bất khả kháng thì tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định và các chế độ bảo hiểm công ty vẫn phải đóng đầy đủ cho anh An. Nếu không có thỏa thuận gì thì anh An vẫn được trả lương và được công ty đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đầy đủ.
Khi anh NV xin nghỉ việc, công ty đã truy thu bảo hiểm xã hội và bảo hiểm Y tế của anh An là sai pháp luật vì trong thời gian 01/01/2013 đến 7/2014 anh An vẫn là nhân viên của công ty, công ty vẫn phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho anh An theo quy định của pháp luật hơn nữa việc truy thu đó không đúng thẩm quyền. Việc truy thu bảo hiểm xã hội và bảo hiểm Y tế là do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện.
----------------
Câu hỏi thứ 2 - Ký HĐLĐ và tham gia BHXH
Xin chào Luật Minh Gia ! Theo luật du lịch mới đước áp dung từ ngày 01/01/2018 có nội dung: HDV du lịch phải ký hợp đồng lao động. Tôi muốn ký hợp đồng quản lý HDV du lịch. ( Công ty chỉ nhận phí quản lý HDV). HDV phải đóng 32% tỷ lệ trích BHXH. Vậy đề nghị Luật Minh Gia hướng dẫn. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị thông tin cung cấp chúng tôi chưa xác định Hợp đồng quản lý hướng dẫn viên du lịch là cụ thể như thế nào? Nếu là Hợp đồng lao động thì việc tham gia BHXH cho người là động cần thực hiện theo quy định của Luật BHXH 2014, cụ thể, điểm a, b Khoản 1 Điều 2 quy định:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
..."
Như vậy, khi ký HĐLĐ từ 01 tháng trở lên thì người sử dụng lao động sẽ phải tham gia BHXH cho người lao động.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất