Thường trực cả ngày lẫn đêm tại bệnh viện được hưởng chế độ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tư vấn về chế độ trực của viên chức khi làm việc tại bệnh viện
Y tế là một lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu trong mỗi xã hội nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân, bảo đảm chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đây được xác định là lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và chính xác tuyệt đối. Điều này cho thấy những áp lực đối với ngành y rất lớn, chính vì vậy pháp luật có những quy định ưu đãi riêng đối với những người làm công tác y tế như phụ cấp thường trực, phụ cấp ưu đãi nghề y…
Do đó, nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc trong việc xác định các chế độ quyền lợi của viên chức, người lao động công tác trong lĩnh vực y tế, bạn cần phải tìm hiểu các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.
Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến phụ cấp ưu đãi của ngành y, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Quy định về phụ cấp thường trực ngày đêm tại bệnh viện
Câu hỏi:
Kính thưa Luật sư, tôi có một số thắc mắc mong được tư vấn. Cụ thể:
1. Tôi đang công tác tại Bệnh viện B viện hạng 2, Theo Quyết đinh 73/2011/QĐ/TTg thì chi trả tiền trực có quy định đối với người trực ca 24/24; 16/24; 12/24 nhưng không qui định trực thường trú là như nào?
2. Tôi trực thường trú cứ có bệnh nhân gọi là vào. Không kể ngày đêm. Tôi đã kiến nghị lên công đoàn nhưng chưa được giải quyết.
3. Nếu kiến nghị công đoàn ko giải quyết tôi phải trình bày lên cơ quan thẩm quyền nào tiếp theo. Và theo thông tư số 31/2007TT-BKHCN ngày 31-12-2007 hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân do thứ trưởng Lê đình tiến ban hành tôi không biết có được hưởng ko ko biết thông tư đó có qui định cho đơn vị y tế ko?
4. Khi hết giờ hành chính mà còn bệnh nhân thì Phải lam hết bệnh nhân thì mới được vế Và về đến nhà có bệnh nhân là vào làm bất kể đêm hôm 1 ngày được trả 10 nghìn. 1 tháng trực thường trú được 300 nghìn chia cho 2 người trực thay nhau là 150 nghìn/₫/tháng. Cơ quan nói đó là tiền trực thường trú rồi thì làm đêm thì ko được hưởng nữa vậy có đúng không?
Cảm ơn luật sư!
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực như sau:
“a) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ.
b) Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:
- Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;
- Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ."
Việc bạn trực thường trú tại bệnh viện cứ có bệnh nhân gọi là vào không kể ngày đêm sẽ có thể được hiểu là thường trực 24/24 giờ. Theo quy định trên, bệnh viện phải bố trí làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ. Nếu bệnh viện thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ thì cơ quan bố trí bạn làm việc theo chế độ thường trực 24h/24h như vậy là phù hợp với quy định của pháp luật.
Còn về thông tư số 31/2007/TT-BKHCN là thông tư quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ hạt nhân thì đối tượng điều chỉnh của thông tư này là chế độ làm việc và nghỉ ngơi của người lao động làm các công việc bức xạ hạt nhân trong các cơ quan doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định 109/2002/NĐ-CP cụ thể như sau:
“Điều 1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được áp dụng đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau đây:
1. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
...
6. Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao;
..."
Như vậy, thông tư này có áp dụng đối với cơ sở y tế thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực y tế, tuy nhiên, hiện nay thông tư này đã hết hiệu lực thi hành.
Về chế độ hưởng phụ cấp thường trực, bạn có thể căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 2 quyết định 73/2011/QĐ-TTg:
“3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:
a) Chế độ phụ cấp thường trực:
- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
...
- Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
- Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:
- Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
- Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động”.
Bệnh viện nơi bạn đang làm việc là bệnh viện hạng II, bạn thuộc trường hợp thường trực 24/24 nên bạn sẽ được hưởng các chế độ sau:
+ Hỗ trợ tiền ăn: 15.000 đồng/1 phiên trực.
+ Được nghỉ bù và hưởng nguyên lương: trực vào các ngày nghỉ hàng tuần thì sẽ là 01 ngày ngỉ bù; trực vào các ngày lễ, tết sẽ là 02 ngày nghỉ bù.
Như vậy, nếu bạn làm việc trong bệnh viện thì chế độ làm việc thực hiện như trên, bởi đây là công việc đặc thù nên sẽ không áp dụng chế độ làm việc theo quy định tại Bộ luật lao động 2012.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất