Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định của Bộ luật dân sự, Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Bên cạnh đó, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật và tổ chức cũng là một trong những chủ thể được hưởng di chúc. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

I. Luật sư tư vấn về thừa kế quyền sử dụng đất đai

Thừa kế là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiên nay bởi nó thể hiện sự chuyển giao quyền tài sản từ người này sang người khác. Do đó, Bộ luật dân sự 2015 đã dành riêng một chương để thể hiện các quy định về vấn đề này, tuy nhiên không phải ai cũng có nhu cầu hưởng di sản mà cũng có nhiều trường hợp với nhiều nguyên nhân khác nhau mà họ từ chối nhận di sản thừa kế. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự công bằng và quyền lợi cho người để lại di sản, nên pháp luật cũng quy định các trường hợp người không có quyền hưởng di sản.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kì vấn đề nào củapháp luật, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.

- Giải đáp thắc mắc về các hình thức phân chia sản thừa kế.

- Tư vấn về về di chúc hợp pháp, nội dung của di chúc và điều kiện về người làm chứng của di chúc.

- Tư vấn về trường hợp di chúc thất lạc hoặc bị hư hỏng và di chúc dung vào mục đích thờ cúng.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

II. Thủ tục thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất

Vấn đề thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được hướng dẫn về điều kiện và thủ tục hồ sơ đăng ký thừa kế, tặng cho như sau:

1. Điều kiện được thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Thừa kế, tặng cho trong thời hạn sử dụng đất;

thu-tuc-thua-ketang-cho-QSD-dat-jpg-24012013113152-U1.jpg

2. Thủ tục nhận thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất

a) Trường hợp nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hồ sơ bao gồm các nội dung sau:

- Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho);

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP);

b) Trường hợp nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, hồ sơ bao gồm các nội dung sau:

- Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất (Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho);

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai).

c) Trường hợp nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, hồ sơ bao gồm các nội dung sau:

- Văn bản giao dịch về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho);

- Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP);

- Trường hợp bên tặng cho là chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất thì phải có văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tặng cho tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

---

III. Tình huống tư vấn thủ tục đăng ký sang tên thừa kế đất đai

Câu hỏi:

Nhà em trước đây đất của ông bà để lại, bố em có nhượng lại cho bác họ độc thân một nửa mảnh đất nhà e và đã sang tên sổ đỏ cho bác ý rồi. Vậy nay bác ý mất đi viết di chúc để lại cho cháu họ bác ý. Người cháu họ và những người trong họ nhà e nhất trí họp và cắt lại cho nhà em một phần đất đó. Em lên xã gặp địa chính có trao đổi và họ nói ok xong đo sẽ phải tra tiền 50% giá trị mảnh đất như vậy có đúng theo luật hiện hành không? Em xin chân thành cảm ơn lời tư vấn từ phía luật sư ah.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định về thời điểm thực hiện quyền của người sử dụng đất như sau:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền...”

Theo đó, người cháu được thừa kế tài sản của bác bạn có thể thực hiện việc chuyển quyền sở hữu một nửa diện tích đất trên khi có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc sau khi hoàn thành thủ tục khai nhận thừa kế và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Để thực hiện việc chuyển lại quyền sở hữu một nửa diện tích đất trên cho gia đình bạn, người cháu kia có thể thực hiện dưới hình thức tặng cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi thực hiện các thủ tục trên thì các bên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Việc cơ quan địa chính yêu cầu gia đình bạn phải trả tiền 50% giá trị mảnh đất là trái với quy định của pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn