Phạm Diệu

Thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch cho con dưới 9 tuổi được quy định như thế nào?

Vấn đề thay đổi, cải chính hộ tịch, đặc biệt là các quy định pháp luật về thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch cho con dưới 9 tuổi khá phức tạp. Vì vậy, nếu trường hợp cần thay đổi, cải chính hộ tịch cho con bạn phải nắm được các quy định pháp luật liên quan thủ tục, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để giải quyết được nhanh chóng, chính xác.

 

1. Luật sư tư vấn về trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch

 

Hiện nay, các thủ tục để thực hiện thay đổi, cải chính hộ tịch của cá nhân được quy định cụ thể trong Luật hộ tịch 2014 và các văn bản pháp luật liên quan. Vì thế, khi cá nhân muốn thực hiện thủ tục này thì cần phải nắm được quy định, chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để được giải quyết nhanh chóng, tránh trường hợp phải đi lại nhiều lần mà vẫn không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

 

Do đó, khi bạn gặp vướng mắc về vấn đề khai sinh hay vấn đề liên quan đến thay đổi, cải chính hộ tịch, bạn có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia để luật sư của chúng tôi hỗ trợ kịp thời liên quan đến các vấn đề:

 

- Trình tự, thủ tục để thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch?


- Các giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục này?

 

Bạn có thể gửi câu hỏi hoặc gọi: 1900.6169 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn về phương hướng giải quyết trường hợp của bạn.

 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống luật sư tư vấn sau đây để trang bị thêm kiến thức pháp luật trong lĩnh vực này.

 

2. Xử lý trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch cho con dưới 09 tuổi

 

Em lấy chồng quốc tịch Đan Mạch và sinh em bé ở Việt Nam trước khi làm thủ tục đang kí kết hôn, vì một vài lí do riêng nên em làm giấy khai sinh cho con mang họ mẹ tên cha bỏ trống, cháu bé năm nay gần 6 tuổi rồi ạ. Sau đó, em theo chồng qua nước thứ 3 định cư là nước Hà Lan và làm thủ tục đang kí kết hôn tại Hà Lan, sau đó chồng em muốn con được mang họ cha nên đã làm thủ tục cha nhận con tại đại sứ quán Đan Mạch. Sau khi được chỉ định làm xét nghiệm ADN và xác định được huyết thống nên đã cấp quốc tịch Đan Mạch cho con em, và bé đã được mang họ cha, cuối năm 2019 vợ chồng em chuyển về Việt Nam định cư và em đã hoàn thành thủ tục nghi trú kết hôn ở Việt Nam, và muốn hợp thức hoá cùng tên họ cho con nên em làm thủ tục nhận cha con tại Việt Nam để bé được mang họ cha trong giấy khai sinh. Em mang giấy chứng nhận quốc tịch Đan Mạch của con em và giấy xác nhận đã xét nghiệm ADN của bên đại sứ quán Đan Mạch cấp về quận Lê Chân HP thì em nhận được câu trả lời không chấp nhận vì lí do: Do em sinh bé sau khi ly hôn với chồng cũ là 8 tháng nên quận hướng dẫn em lên Toà án để giải quyết thủ tục tranh chấp con với chồng cũ. Nhưng chồng cũ em đi đâu 3-4 năm nay không ai rõ nên Toà án giải quyết theo luật yêu cầu nhận con cho cha, bên Toà án chỉ định cho xét nghiệm ADN và ra kết quả là cùng huyết thống cha con, khi có giấy của bên Toà án em mang trở lại quận Lê Chân thi nhận được câu trả lời, chị không biết trường hợp của con em phải làm thế nào chị  cần đi hỏi cấp trên và nói em đợi. Em đã đợi 3 tháng và đa hỏi 2 lần nhưng không có câu trả lời. Vậy em muốn hỏi luật sư là trường hợp của con em có được nhận cha và chuyển đổi sang họ cha không ạ? Em mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn và đợi hồi âm của Luật sư ạ. Mong Luật sư tư vấn giúp em!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký nhận cha cho con như sau:

 

"Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

 

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

 

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

 

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.".

 

Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn về chứng cứ chứng minh quan hệ cha con như sau:

 

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

 

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

 

2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

 

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

 

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

 

Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện tại Tòa án đã có Quyết định về việc nhận cha cho con. Quyết định về việc nhận cha cho con của Tòa án là căn cứ để bạn thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch.

 

Về việc thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

 

Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

 

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

 

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

 

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, khi đã có Quyết định của Tòa án về việc nhận cha cho con thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với Ủy ban nhân dân (quận) huyện thực hiện thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch cho con. Trường hợp, không được giải quyết bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Ủy ban nhân dân cấp quận (huyện) yêu cầu trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo