Luật sư Phùng Gái

Thủ tục nhận nuôi con nuôi và đăng ký khai sinh cho con?

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về thủ tục nhận nuôi con và đăng ký khai sinh cho con. Điều kiện nhận nuôi con nuôi là gì? Thủ tục nhận nuôi con nuôi như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về nuôi con nuôi

Với nhiều lý do và mục đích khác nhau, việc nhận nuôi con nuôi trong đời sống xã hội Việt Nam đã tồn tại từ lâu và dần trở nên phố biến. Việc xác lập quan hệ nuôi con có thể được thực hiện theo những điều kiện nhận nuôi con nuôi khác nhau. Để quan hệ nuôi con nuôi được đảm bảo bởi pháp luật thì người nhận con nuôi phải làm hồ sơ nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về nuôi con nuôi, bạn chưa biết thủ tục nhận nuôi con nuôi như nào thì hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Điều kiện nhận nuôi con nuôi trong nước;

+ Hồ sơ nhận nuôi con nuôi trong nước;

+ Thủ tục và thời hạn giải quyết nhận nuôi con nuôi;

Để liên hệ và yêu cầu tư vấn bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật nuôi con nuôi.

2. Thủ tục nhận nuôi con nuôi và đăng ký khai sinh cho con

Câu hỏi tư vấn: Tôi năm nay 39 tuổi, hiện đang sinh sống tại HN và lấy chồng người Ý, Anh đấy làm việc lau dài ở VN, có cong việc ổn định và thu nhập đủ để nuôi con, anh đấy sống ở VN đến nay cũng hơn 3 năm. Chúng tôi lấy nhau gần một năm, nhưng trước đó cũng đã sống chung và có ý định sinh con từ lâu.

Nhưng sau một thời gian chờ đợi và đi khám bác sỹ hiếm muộn cũng không có kết quả khả quan. Chồng tôi người Ý nên cũng không câu nệ việc nhận con nuôi, Anh nói tôi tìm hiểu để vợ chồng có thể xin một bé gái về nuôi. Tôi cũng đang tìm hiểu và liên hệ với các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em nhưng chưa có duyên với bé nào. Tình cờ tham gia vào nhóm hiếm muộn của các bà mẹ Tôi thấy một bạn có đăng tìm cha mẹ nuôi cho con sắp sinh của mình. Tôi liên lạc và được biết bạn đấy sắp sinh một bé gái, Tôi đồng ý nhận và giúp đỡ bạn đấy luôn. Bạn đấy mới 24 tuổi và người bạn trai đã bỏ rơi mẹ con bạn đấy khi biết mang thai. Như luật sư đã biết, định kiến xã hội về những người bạn trẻ không chồng có con vẫn rất nặng nề ở Việt Nam, bạn gái này cũng còn trẻ và thật sự không đủ điều kiện để nuôi một em bé, nên quyết định cho con nuôi, Tôi nghĩ là hoàn toàn có thể cảm thông được. Trước đó bạn đấy có đồng ý cho một người phụ nữ khác em bé này, nhưng rồi sắp đến lúc sinh người phụ nữ đó đi xem bói nói không hợp với bé gái này nên yêu cầu bạn đấy tìm người khác cho. Vợ chồng Tôi thì không mê tín, bói toán chỉ nghĩ có điều kiện thì nuôi nấng một em bé bơ vơ cũng là một cách làm việc thiện. Vào ngày 22/6 Tôi đã đưa em đấy vào bệnh viện sinh con với mọi chi phí Tôi lo liệu, hiện tại em bé đã ra viện và đang ở nhà mẹ đẻ của Tôi để tiện chăm xóc cho cả mẹ và bé.

Hiện nay giấy chứng sinh của em bé lấy tên mẹ cháu, tôi có đọc qua một số điều luật thì được biết mẹ đẻ có quyền cho con sau 15 ngày, Tôi dự định sẽ nói em đấy viết một giấy xác nhận giao con lại cho vợ chồng tôi nuôi để em bé có một tương lai tốt đẹp hơn. Tôi muốn hỏi luật sư là giấy xác nhận này chỉ cần mẹ bé ký thôi hay có cần cơ quan nhà nước nào làm chứng không. Sau khi có giấy xác nhận đó có phải Tôi phải đến sở Tư Pháp Hà Nội để làm thủ tục khai sinh cho bé? Giấy khai sinh có thể ghi tên bố mẹ là vợ chồng Tôi được không? Sau khi có giấy khai sinh Tôi sẽ phải hoàn thành hồ sơ xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ở sở Tư pháp phải không? Chúng Tôi dự định cho em bé mang quốc tịch Ý luôn, để tiện việc đưa em bé về Ý chơi khi vợ chồng tôi được nghỉ phép? Xin luật sư tư vấn trường hợp rắc rối của tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010 về nhận nuôi con nuôi.

Do chồng bạn mang quốc tịch nước ngoài nên thuộc trường hợp nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cụ thể:

Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

...

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

....

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi

...

4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày

Theo đó, do gia đình bạn đã được mẹ của cháu bé đồng ý cho nhận làm con nuôi nên không cần sự đồng ý, xác nhận của cơ quan nhà nước. Nhưng việc xác nhận này chỉ là căn cứ chứng minh họ đồng ý để gia đình bạn nhận con họ là con nuôi, còn các thủ tục liên quan vẫn cần sự đồng ý thỏa thuận của cả hai bên. 

***Thủ tục đăng ký khai sinh cho con: Mặc dù chưa làm giấy khai sinh cho con nhưng trên giấy chứng sinh vẫn thể hiện mẹ ruột của cháu đứng tên. Do đó, trong trường hợp này gia đình bạn không thể tự mình làm giấy khai sinh cho cháu được mà mẹ đẻ cháu sẽ phải là người tự mình đi đăng ký khai sinh cho cháu tại Uỷ ban nhân dân xã phường nơi họ cư trú. Sau khi khai sinh cho cháu xong và hai bên thống nhất việc nuôi con nuôi, đáp ứng đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 14 Luật này thì hai bên mới tiến hành hoàn tất hồ sơ nhận nuôi con nuôi. Cụ thể:

Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

Thời điểm hoàn tất thủ tục nhận nuôi con nuôi và gia đình bạn muốn cháu mang họ và quốc tịch của mình ( Ý ) thì sẽ thỏa thuận với mẹ đẻ cháu về việc thay đổi họ tên và quốc tịch theo quy định pháp luật.

Đồng thời, bạn có thể tham khảo thủ tục đăng ký nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài tại bài viết sau: /kien-thuc-hon-nhan/thu-tuc,-ho-so-nhan-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai.aspx

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo