Hoàng Thị Kim Lý

Thủ tục, điều kiện nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại em đang có nhu cầu muốn nhập hộ khẩu vào chung nhà với dì ruột của mình. Địa chỉ thường trú của em là tại Châu Thành, Bến Tre. Còn nhà dì ruột thì tại Quận Gò Vấp, TP.HCM. Em đã học tập và làm việc tại Sài Gòn được hơn 5 năm rồi ạ. Nhà của dì em là mua lại từ cá nhân.

 

Câu hỏi tư vấn: Anh/ Chị vui lòng giải đáp giúp em các vấn đề sau:
+ Em có cần làm thủ tục tách hộ khẩu tại Bến Tre không  hay em chỉ cần làm thủ tục thay đổi thường trú sang Sài Gòn là được ạ?
+ Theo điều 21 Luật cư trú thì em sẽ nộp hồ sơ tại Công An quận Gò Vấp đúng không ạ?
+ Theo điều 21 Luật cư trú mục 2c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp bao gồm những giấy tờ gì ạ?
+ Như vậy theo trường hợp của em, để được cấp Giấy chuyển hộ khẩu thì em phải nộp đơn xin cấp tại Công An xã Tân Thạch hay Công An quận Gò Vấp ạ? Như vậy thì sổ hộ khẩu để xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu là hộ khẩu tại Bến Tre hay hộ khẩu của dì em tại Gò Vấp ạ?
Em mong anh chị luật sư vui lòng dành ít thời gian giải đáp giúp em các thắc mắc trên.

 
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
 
Do bạn đã đăng ký thường trú tại BT nên khi bạn muốn nhập khẩu tại TPHCM bạn phải về BT làm thủ tục tách khẩu. Tức là bạn phải về Công an xã TT để xin Giấy chuyển hộ khẩu.
 
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 21 Luật cư trú về thẩm quyền thực hiện đăng ký thường trú:
 
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
 
Bạn có ý định đăng ký thường trú tại TPHCM là thành phố trực thuộc trung ương, nên bạn sẽ ra Công an Quận Gò Vấp đề làm thủ tục nhập hộ khẩu.
 
Về Giấy tờ, tài liệu chứng minh nhà ở hợp pháp là một trong các giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 43/2015/NĐ-CP:
 
1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:

a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;

c) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;

đ) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết;

e) Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

g) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó.


Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này mà hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy tờ đó thì phần nhà ở không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận như quy định tại Điểm h Khoản này;
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thủ tục, điều kiện nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
CV Khánh Linh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo