Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục cho tặng tài sản giữa bố mẹ và con như thế nào?

Hợp đồng tặng cho trong luật dân sự đã và đang thể hiện tốt tinh thần nhân đạo của hệ thống pháp luật Việt Nam. Loại hợp đồng này thường được thực hiện giữa những người thân trong gia đình hoặc những người thân thiết như bạn bè. Đây là một trong hình thức chuyển quyền sở hữu tài sản, tài sản đó có thể động sản hoặc là bất động sản. Luật sư sẽ tư vấn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về hợp đồng tặng cho tài sản.

Hiện nay có hai quan điểm về bản chất của hợp đồng tặng cho tài sản, quan điểm thứ nhất cho rằng hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù bởi bên nhận tặng cho không phải bù đắp bằng một khoản lợi ích vật chất nào cho bên nhận tặng cho. Nhưng quan điểm thứ hai lại cho rằng hợp đồng tặng cho có thể vừa là hợp đồng có đền bù, vừa là hợp đồng không có đền bù, bởi trong trường hợp hợp đồng tặng cho có điều kiện thì bên nhận tặng cho vẫn phải thực hiện hoặc không thực hiện một công việc mới nhận được tài sản từ bên tặng cho.

Để hợp đồng tặng cho có giá trị pháp lý khi tuân thủ đúng hình thức của hợp đồng theo quy định pháp luật, đặc biệt là đối với bất động sản. Nếu vi phạm quy định về hình thức thì hợp đồng tặng cho đó có thể bị vô hiệu. Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý như:

- Điều kiện hợp đồng tặng cho có hiệu lực.

- Quyền đòi lại tài sản tặng cho trong trường hợp người nhận tặng cho vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng tặng cho có điều kiện.

- Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình

- Nghĩa vụ thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho

Bên cạnh đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Thủ tục cho tặng cho tài sản giữa bố mẹ và con như thế nào?

Câu hỏi: Xin chào Văn phòng Luật Sư Minh Gia, Gia đình mình có bố mẹ ly thân từ năm mình được 12 tuổi do bố có vợ bé ở bên ngoài. Bố mình gây nợ chồng chất nên gia đình đã bán 2 căn nhà trả nợ. Hiện tại còn một căn nhà để 3 mẹ con mình ở. Từ ngày bố lấy vợ bé đã không còn sống chung với mẹ con mình nữa, tuy vần còn hay đi lại thăm hỏi.  Nếu mẹ mình muốn bố làm thủ tục hồ sơ để chuyển quyền sở hữu tài sản cho 2 đứa con. Xin hỏi luật sư làm thế nào để chuyển quyền sở hữu vì theo mình biết nếu làm di chúc cho con thừa kế thì trong bố mình vẫn còn sống thì ông vẫn có thể thay đổi, Kính mong luật sư tư vấn cho trường hợp của gia đình mình.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trong trường hợp của bạn, theo chúng tôi bố mẹ bạn có thể thỏa thuận với nhau về việc chuyển quyền sở hữu căn nhà cho các con. Khi đã thỏa thuận được, hai bên sẽ lập hợp đồng tặng cho nhà ở theo quy định tại Điều 457 BLDS 2015:

“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014 thì:

“1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

 Thêm vào đó, Khoản 2 Điều 459 BLDS 2015 cũng quy định: “2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

Nhà ở là bất động sản phải đăng kí quyền sở hữu, nên trường hợp này, hợp đồng tặng cho nhà ở muốn có hiệu lực pháp luật thì phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực và phải tiến hành đăng kí tại văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất.

Nếu cả hai chị em bạn vẫn chưa thành niên thì cha mẹ phải lập thêm 1 thỏa thuận về việc giao cho căn nhà cho mẹ bạn quản lý. Thỏa thuận này được lập thành văn bản, không cần công chứng, chứng thực nhưng sẽ tốt hơn nếu có công chứng, chứng thực:

Lưu ý bạn, HĐ tặng cho này không nên lập dưới dạng HĐ tặng cho tài sản có điều kiện vì theo quy định tại Điều 462 BLDS 2015 thì:

“1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Do đó, nếu lập HĐ tặng cho có điều kiện thì bố bạn vẫn có quyền đòi lại phần căn nhà thuộc quyền sở hữu của bố bạn nếu chứng minh được các con không hoàn thành nghĩa vụ đã thỏa thuận.

>> Luật sư giải đáp thắc mắc về thủ tục tặng cho tài sản, gọi: 19006169

------------

Câu hỏi thứ 2 - Bố mẹ có được tặng cho quyền sử dụng đất ruộng cho các con.

Xin chào Văn phòng luật sư! Tôi đang sinh sống tại Thái Nguyên. Nhà bố mẹ đẻ tôi có 1 mẫu ruộng, bố mẹ tôi muốn chia cho 3 chị em tôi có được không ạ? pháp luật có cho phép ko? Hiện tại tôi là giáo viên còn 1 em tôi vẫn đang học đại học năm cuối và một em mới ra trường chưa xin được việc, chi phí để bố mẹ tôi chia ruộng cho chị em tôi hết bao nhiêu tiền? Quy trình và thủ tục như thế nào ạ? Rất mong Văn phòng tư vấn giúp tôi.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Đất nông nghiệp có được chuyển nhượng, tặng cho không?

>> Tư vấn về trường hợp miễn thuế trước bạ khi tặng cho nhà đất

>> Trình tự, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất

Trong trường hợp thửa đất này được xác định ba chị em có trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới đủ điều kiện được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Cho nên, nếu như anh/chị không trực tiếp sản xuất sẽ không đủ điều kiện chuyển nhượng; trong trường hợp các chị em còn lại có đủ điều kiện chuyển nhượng có thể tham khảo những bài viết trên để biết được thủ tục.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thủ tục cho tặng tài sản giữa bố mẹ và con như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn liên hệ luật sư tư vấn luật Đất đai trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo