Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông khi xảy ra tai nạn giao thông

Thưa Luật Sư, ngày 12/2/2016 Cháu đi bên phân đường của mình và bị xe đi ngược chiều đâm vào. Công an làm việc và kết luận cháu đi đúng luật và không sai phạm gì. Nhưng cháu vẫn bị giữ xe đến nay vẫn chưa lấy ra được. Cháu thắc mắc việc giữ xe của phía công an là đúng hay sai, nếu cháu lấy xe ra thì có phải chịu loại phí gì không. và cháu rất lo việc bị tháo cắp phụ tùng xe trong thời gian bị công an giữ.
Trả lời
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, luật Minh Gia xin trả lời như sau:

Căn cứ quy đinh tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính thì:
 “1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.


8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này…."


Như vậy, nếu trường hợp của bạn rơi vào khoản 1 Điều này thì việc công an tạm giữ xe của bạn là đúng. Thời hạn tạm giữ xe của bạn thông thường sẽ là 07 ngày nhưng nếu cần thiết sẽ là 30 ngày và phải có quyết định văn bản gia hạn tạm giữ phương tiện. Việc công an tạm giữ xe của bạn họ có trách nhiệm trông giữ, bảo quản, nếu phụ tùng xe bạn bị thay thế bạn có quyền yêu cầu bồi thường.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông khi xảy ra tai nạn giao thông. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo