Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thời hạn kháng cáo và kháng cáo quá hạn bản án dân sự sơ thẩm

Dân sự và hình sự là hai lĩnh vực song song, độc lập nhưng lại bổ sung cho nhau trong quá trình giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội. Dù độc lập nhưng hai bộ luật này đều có một điểm chung đó là đều ghi nhận thủ tục kháng cáo với bản án sơ thẩm. Luật sư sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về kháng cáo trong Bộ luật dân sự 2015

Kháng cáo là quyền của đương sự khi xét thấy bản án đưa ra chưa đảm bảo đúng quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên kháng cáo phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật, do đó vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các chủ thể thường vi phạm về thời hạn kháng cáo. Về mặt pháp lý, hết thời hạn kháng cáo sẽ không được kháng cáo, song vẫn có trường hợp các chủ thể được quyền kháng cáo quá hạn nhưng phải có lý do chính đáng và được tòa chấp thuận. Vì vậy, nếu bạn đang có thắc mắc và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về thẩm quyền tiếp nhận đơn kháng cáo quá hạn của đương sự.

- Giải đáp thắc mắc về sự kháng nhau giữa kháng cáo và kháng nghị.

- Tư vấn về quyền thu thập, cung cấp chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án dân sự

Để làm rõ hơn vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Thời hạn kháng cáo quá hạn bản án dân sự sơ thẩm.

Câu hỏi: Tôi có vụ án tranh chấp tài sản đã được TAND cấp huyện thụ lý, giải quyết và đã đưa ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, sau khi tuyên án, tôi có nghe vị chủ tọa phiên tòa giải thích là có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Vì không biết chữ, nên khi về nhà tôi nghĩ phải nhận được bản án thì mới hiểu rõ cụ thể số liệu và nội dung trong bản án rồi mới làm đơn kháng cáo. Tôi chờ mãi, khi nhận được bản án tính lại thời gian 15 ngày để kháng cáo thì đã quá hạn. Đến ngày xét xử phúc thẩm, khi tham gia với các đương sự khác, quyền lợi của tôi không được tòa án phúc thẩm xem xét do tôi không kháng cáo trong thời hạn luật định. Như vậy, theo quy định pháp luật thời hạn kháng cáo được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.

3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.”

Trong trường hợp của bạn, bạn có mặt tại phiên tòa nghe tuyên án sơ thẩm như vậy thời hạn kháng cáo trong trường hợp này là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Tuy nhiên pháp luật có quy định về trường hợp kháng cáo quá hạn tại Điều 275 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:

“1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

3. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.”

Như vậy bạn có thể kháng cáo qúa hạn, tuy nhiên đơn kháng cáo quá hạn có được chấp nhận hay không là do hội đồng thẩm phán cấp phúc thẩm xem xét.

Vì tại phiên tòa phúc thẩm không có kháng cáo của bạn nên theo Điều 293 Bộ luật Tố tụng dân sự: “Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.”, nên Tòa án không có căn cứ để xem xét lại phần quyền lợi của bạn.

>> Tư vấn về kháng cáo và thời hạn kháng cáo, gọi 1900.6169

-----------

Câu hỏi thứ 2 - Giải quyết tranh chấp khi diện tích thực tế nhiều hơn so với giấy chứng nhận QSDĐ?

Chào luật sư ! Cho e hỏi về vấn đề tranh chấp đất đai ạ. Đất nhà em đang ở là do ông bà để lại, diện tích đất thực tế đo lớn hơn diện tích đất sổ đỏ, hơn 40 năm vẫn ở bình thường, còn nhà bên cạnh đã xây nhà lại và có rào chắn, bây giờ nhà bên cạnh kiện nhà em là lấn đất nhà họ( vì đất thực tế nhà họ thiếu so với bìa đỏ) lúc xưa em có nghe nói là nhà nước có làm đường làng nên có lấn 1 phần đất nhà họ. Luật sư có thể tư vấn giúp em trường hợp này được không ạ? bây giờ họ thuê luật sư lấy lại phần đất họ thiếu qua phần đất nhà em ạ!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Khi diện tích đất thực tế lớn hơn so với trong giấy tờ

>> Cấp đổi sổ đỏ khi diện tích thực tế nhiều hơn diện tích ghi trong giấy

Theo đó, trường hợp của gia đình cần xác định ranh giới thửa đất có thay đổi hay không. Nếu ranh giới không thay đổi thì diện tích nhiều hơn so với giấy chứng nhận sẽ được công nhận và không phải nộp tiền sử dụng. Tuy nhiên, nếu quá trình đo đạc xác định ranh giới có sự thay đổi và có căn cứ chứng minh diện tích trên thuộc quyền sở hữu của gia đình hàng xóm (sơ đồ địa chính, bản trích lục ...) thì gia đình phải hoàn trả lại diện tích cho gia đình hàng xóm.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo