Tai nạn giao thông nhưng không có lỗi có phải bồi thường thiệt hại không?

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 1: Xin chào luật sự, xin luật sự tư vấn cho em về việc vi phạm an giao thông đường bộ như sau ạ: 10 ngày trước tầm 20h tối Ba em điều khiển xe 3 bánh đang lưu thông đúng làn đường của mình thì có 1 ngừoi điều khiển xe máy trong tình trang say xỉn k làm chủ được tay lái, không đội mũ bảo hiem chạy ngược chiều đâm thẳng vào xe của ba em và tử vong tại chỗ, ba em chỉ bị thương nhẹ và đc chở đi bv.

 

Sau đó nhà em có xuống thăm hỏi nhà người bị nạn và có cho 10trieu đồng, người nhà người bị nạn có ký tên nhận tiền và nói để pháp luạt xử lý. Nhưng sau đó ng nhà họ lại hẹn ba em ra quán caffe nói chuyện, bảo ba em bồi thường 90trieu đồng thì mọi chuyện êm xui. Còn không thì họ khởi kiện và cho ba e đi tù Vậy em muốn hỏi luật sư ba em trong trường hợp này có lỗi hay không và có cần bồi thường gì cho nhà họ không? Có phải đi tù không ạ? Xin luật sư giải đáp thắc mắc giùm em ạ ! Cảm ơn luật sư

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau: (Thời điểm hỏi và trả lời tư vấn - Tháng 6/2017)
 

Thứ nhất, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

 

Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

 

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

 

Và nguyên tắc bồi thường thiệt hại, Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

…”

 

Như vậy, nếu như thiệt hại hoàn toàn do lỗi của bên bị hại thì bố bạn không có trách nhiệm phải bồi thường.

 

Thứ hai, về trách nhiệm hình sự

 

Tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

 

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

…”

 

Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định: “Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản”.

 

Như vậy, nếu người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng của người ngồi sau thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật hình sự.

 

Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn không có lỗi trong trường hợp này. Do đó, không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! 

 

==========================

Câu hỏi tư vấn thứ 2: Xác định lỗi trong vụ tai nạn giao thông

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Em xin có 1 câu hỏi cần tư vấn. Mong bác giúp.Chuyện là hôm vừa rồi đi trên đường về, em có tai nạn với 1 xe máy đi ngược chiều. - khi e quan sát xin vượt xe thì mọi thứ đảm bảo để e vượt. bất chợt lúc đó có 2 thanh niên đi xe máy lạng lách đánh võng từ xa lại, nên em không vượt xe nữa ( xe em đang phần đường chuẩn bị vượt) em tìm cách quay trở về làn của mình, nhưng vì đông quá nên em dừng xe lại vì tiếp tục đi là sẽ va chạm với máy đi ngươcj chiều kia. Kết quả thì sau khi e dừng xe lại như thế thì 2 thanh không hề phanh mà tông thẳng vào đầu xe em. Sau đó thì em có đưa  2 thanh đó vào nhập viện. Va quay lại hiện trường chờ công an tới giải quyết.Note: 2 thanh niên sinh năm 2001 chưa có bằng lái. uống rượu bia trước đó. vậy trong trường hợp này ai đúng ai sai vậy? Em xin trân thành cảm ơn

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin cung cấp thì hai thanh niên đi xe máy có lỗi phần nhiều. Tuy nhiên, cũng cần phải có kết luận cụ thể của cơ quan chức năng khi dựa trên các lời khai của các bên, người làm chứng, hiện trường…
 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169