Lại Thị Nhật Lệ

Sử dụng hóa đơn thuế của công ty vi phạm có bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế?

Hiện tại, pháp luật về thuế đã có những quy định hết sức cụ thể về giải quyết các trường hợp vi phạm về nghĩa vụ thuế cũng như hóa đơn. Vậy đối với mỗi trường hợp vi phạm về thuế được xác định như thế nào và mức xử phạt về hành vi ra sao?

1. Tư vấn quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế

Hành vi sử dụng hóa đơn thuế của công ty đang bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì có bị xử phạt và mức xử phạt được xác nhận ra sao?

Đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Nếu bạn gặp như vướng mắc liên quan tới vấn đề trên, hãy gọi tới tổng đài 1900.6169 để được giải đáp hoặc tham khảo tình huống tư vấn sau đây.

2. Trả lời câu hỏi tư vấn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn

Câu hỏi tư vấn: Công ty tôi được thành lập năm 2014, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với pháp luật. Chúng tôi đã nhập các nguyên liệu đầu vào lĩnh vực xây dựng, các công ty đó xuất hóa đơn đỏ vào các năm 2016 đến 2019. Năm 2020, có 3 công ty bị đừng hoạt động do có vi phạm. Hiện tại công ty chung tôi bị chi cục thuế quận yêu cầu nộp phạt 150tr do lấy hóa đơn đầu vào của 3 công ty trên. Tuy nhiên tại thời điểm chúng tôi mua hàng và lấy hóa đơn đầu vào các công ty trên vẫn hoạt động và chưa bị phát hiện vi phạm. Tôi xin hỏi công ty tôi bị chi cục thuế quận phạt là đúng hay không và nếu có thì số tiền bị phạt là bao nhiêu?

Trả lời câu hỏi tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn theo quy định tại Điều 1 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

“… 2. Đối tượng áp dụng

a) Người nộp thuế;

b) Công chức thuế, cơ quan thuế các cấp;

c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế, hóa đơn.

Trong trường hợp này, công ty của bạn không trực tiếp là người nộp thuế nhưng thực hiện việc lấy hóa đơn đầu vào của công ty có vi pham về thuế. Vậy nên, công ty của bạn có thể được xác nhận là tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vệc thực hiện pháp luật về thuế, hóa đơn theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 1 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Thứ hai, về việc công ty bị chi cục thuế yêu cầu xử phạt

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Điều 4. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ

1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:

a) Hóa đơn, chứng từ giả;

b) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

c) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

d) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

đ) Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

e) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:

a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;

b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;

d) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;

đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;

e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

Công ty của bạn có sử dụng hóa đơn đầu vào của ba công ty đã bị phát hiện có vi phạm về thuế có thể cấu thành hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Do bạn chưa cung cấp rõ thông tin về việc 3 công ty mà công ty bạn lấy hóa đơn đầu vào đang bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nào nên chúng tôi chưa thể khẳng định cho bạn việc cơ quan thuế xử phạt công ty bạn là đúng hay không? Bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn phía trên.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo