Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Sở Giáo dục và đào tạo có được ép Hiệu trưởng trường cấp 3 nhận thêm giáo viên không?

Trường tôi hiện tại đang thiếu giáo viên dạy Tin, thừa giáo viên dạy Toán. Nay tôi nghe nói trường tôi chuẩn bị nhận thêm một giáo viên dạy Toán nữa. Hiệu trưởng trường tôi nói rằng không muốn nhận nhưng Sở ép nhận. Vậy tôi xin hỏi Sở có quyền ép Hiệu trưởng trường tôi nhận giáo viên như vậy không? Hiệu trưởng trường tôi có được căn cứ vào tình hình thực tế của trường để từ chối nhận thêm giáo viên không?

 

Nội dung câu hỏi: Gửi Luật Minh Gia! Năm 2006 tôi trúng tuyển giáo viên Toán và về công tác tại một trường cấp III tại, những năm sau do trường giảm số lớp nên xảy ra tình trạng thừa giáo viên dạy Toán, khi đó Hiệu trưởng nhà trường phân công tôi và hai giáo viên khác giảng dạy thêm môn Tin vì hai chúng tôi mặc dù trúng tuyển giáo viên Toán nhưng tốt nghiệp Đại học Sư phạm Toán Tin. Đến năm nay trường tôi có một giáo viên dạy Toán chuyển đi trường khác. Nhưng tôi nghe thông tin Sở giáo dục muốn điều một giáo viên Toán ở trường khác về mặc dù Hiệu trưởng trường tôi nói với tôi là không muốn nhận mà trên Sở họ ép trường nhận. Xin hỏi Luật Minh Gia là Sở giáo dục có quyền ép trường nhận thêm giáo viên Toán như vậy không? Thực tế là trường tôi vẫn đang dư Toán thiếu Tin. Hiệu trưởng cấp III có quyền căn cứ tình hình thực tế trường để từ chối tiếp nhận giáo viên Toán và tuyển thêm giáo viên Tin không?

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

 

Thứ nhất, về vấn đề ép trường nhận thêm giáo viên của Sở giáo dục và đào tạo

 

Điều 2 Thông tư liên tịch số 11/2015 TTLT-BGDĐT-BNV Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng giáo dục và đào tạo thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở giáo dục và đào tạo như sau:

 

“1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

 

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, dự án, đề án; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở địa phương;

 

b) Dự thảo mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của địa phương để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo quy định của pháp luật;

 

c) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo;

 

d) Dự thảo hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ, Thông tư liên tịch này và các văn bản pháp luật khác liên quan;

 

đ) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

 

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

 

a) Dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đối với các đơn vị thuộc Sở;

...

c) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. ...

19. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các cơ sở trực thuộc; thực hiện chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 

20. Quản lý về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 

21. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động giáo dục của địa phương với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

22. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.”

 

Như vậy, căn cứ theo các quy định này của pháp luật thì Sở giáo dục và đào tạo không có quyền ép Hiệu trưởng trường bạn phải nhận thêm giáo viên dạy Toán.  Việc quản lý cơ cấu, biên chế với các trường Trung học phổ thông trong phạm vi quản lý của Sở giáo dục phải dựa theo các quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.

 

Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường cấp III

 

Điều 19 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, tường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:

 

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

 

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

 

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

 

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

 

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

 

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

 

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

 

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

 

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

 

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

 

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.”

 

Như vậy, căn cứ theo quy định này thì Hiệu trưởng trường cấp III không có quyền căn cứ vào tình hình của trường để từ chối nhận thêm giáo viên nếu giáo viên đó được tuyển dụng theo quy định của Nhà nước. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Nguyễn Nhàn - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo