Luật sư Phùng Gái

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo theo quy định pháp luật thế nào?

Cô cháu bị một anh hàng xóm đánh. Sau đó cô cháu làm đơn khiếu nại lên công an huyện và được Công An huyện giao cho Đồn Công An nơi cô cháu sinh sống giải quết. Sau đó Đồn công an thụ lý điều tra khoảng 30 ngày, và cho gọi cô cháu (người khiếu nại) và anh hàng xóm (người bị khiếu nại), và chồng cô cháu (người chứng kiến) đến đồn công an để giải quyết.

 

Buổi giải quyết được lập biên bản và mọi người tham gia ký xác nhận. do cô cháu không đồng ý kết quả giải quyết của Đồn công an nên cô cháu ký vào đó là không đồng ý kết quả giải quyết trên và ký tên. Kết thúc buổi giải quyết cô cháu muốn có kết quả giải quyết bằng văn bản hay bản sao biên bản giải quyết , nhưng được công an trả lời mấy hôm nữa gửi hoặc vào lấy. Sau đó cô cháu hỏi liên tục mấy tuần liền mà công an không trả lời, cho tới hôm nay (ngày 08 tháng 02 năm 2017) đã được 30 ngày cô cháu lại đến đồn công an hỏi kết quả biên bản giải quyết thì được công an trả lời không có. Vì vậy kính mong văn phòng Luật Sư tư vấn giúp cô cháu và gia đình cháu phải làm thế nào? và cần đến cơ quan nào tiếp theo? Cháu xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định thì quyền và nghĩa vụ của người tố cáo gồm:


1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
 

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
 

b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
 

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
 

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
 

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
 

e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
 

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
 

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
 

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
 

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
 

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

 

Như vậy, đối chiếu với quy định trên với trường hợp của bạn thì việc cô bạn khi đối tượng khác đánh...thì có thể làm đơn tố cáo về hành vi vi phạm (đánh người..) gửi cơ quan có thẩm quyền, cơ quan sẽ có trách nhiệm tiếp nhận đơn, xử lý và lập biên bản làm việc với các bên liên quan.... Biên bản này sẽ được lập và gửi cho các bên biết. Do đó, việc cơ quan công an xã lập biên bản và có chữ ký của các bên liên quan nhưng không cung cấp cho cô bạn và đối tượng biết, thậm chí khi yêu cầu cung cấp thì được trả lời không có là không phù hợp với quy định của pháp luật. Nên để đảm bảo quyền lợi của mình thì gia đình có thể làm đơn khiếu nại về hành vi vi phạm của công an xã gửi cơ quan công an cấp huyện để giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV: P. Gái - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo