Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo

Người tố cáo có quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật? Khi có đơn tố cáo thì cơ quan Nhà nước phải tiếp nhận và giải quyết như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Công ty Luật Minh Gia:

1. Luật sư tư vấn Luật Tố cáo

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Và để đảm bảo an toàn cho người tố cáo, pháp luật quy định người tố cáo được giữ bí mật về thông tin cá nhân của mình; đồng thời, người tố cáo cũng phải đảm bảo có nghĩa vụ trung thực, tố cáo đúng hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, nếu bạn có vướng mắc trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện tố cáo hành vi sai phạm, bạn cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của Luật Tố cáo hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến Luật Tố cáo, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Xác định quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo

Người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo có quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

a) Được thông báo về nội dung tố cáo;

b) Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

c) Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;

đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra.

2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

c) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

b) Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

d) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;

đ) Kết luận về nội dung tố cáo;

e) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;

b) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo;

c) Không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa có kết luận về nội dung tố cáo;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;

đ) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.

------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài điện thoại:

Câu hỏi - Làm gì khi chủ hụi không chịu trả tiền?

Luật Minh Gia ơi! Hôm nay tôi muốn hỏi môt số việc như sau - Chúng tôi có chơi hụi của một người trong xóm. Bà ta đã giật hụi của chúng tôi, hơn một năm nay bà không hề trả cho chúng tôi số tiền mà chúng tôi đã đóng hụi cho bà ấy. Ví dụ: chân hụi chúng tôi chơi 20 người nhưng đã chết 10 người và sống 10 người vậy chúng tôi muốn lấy lại số tiền mà chúng tôi đã đóng nhưng ba ta không trả.- Chúng tôi có cho bà A mượn tiền nhưng trong giấy nợ của chúng tôi là bà ghi B vì trong thời gian sinh sống trong cùng một làng chúng tôi không hề biết bà B trong giấy tờ là bà tên là A Khi bể nợ chúng tôi đến nhà bà đòi nợ nhưng đã hơn một năm nay bà không trả. Bà ta muốn cướp đọat tiền của chúng tôi. Luật Minh Gia ơi giải đáp giúp tôi giờ chúng tôi tố cáo bà B này bằng cách nào ? mong Luật Minh Gia chỉ từng giúp tôi. Tôi không biết tố cáo bắt đầu từ đâu.Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây: 

>> Tư vấn về hành vi không trả tiền cho người chơi hụi khi đến hạn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 144/2006/NĐ-CP về trách nhiệm của chủ họ do không giao các phần họ cho thành viên được lĩnh họ:

"Trong trường hợp chủ họ đã thu các phần họ của các thành viên nhưng không giao cho thành viên được lĩnh họ thì theo yêu cầu của thành viên có quyền lĩnh họ, chủ họ phải giao các phần họ đã thu được cho thành viên đó và bồi thường thiệt hại nếu có.

Chủ họ phải trả lãi đối với các phần họ giao chậm theo mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian giao chậm tại thời điểm giao các phần họ".

Như vậy, chủ hụi phải có trách nhiệm giao các phần tiền cho thành viên được lĩnh theo quy định tại Điều 29 nêu trên. Trong trường hợp chủ hụi không trả tiền cho các thành viên theo đúng thỏa thuận thì các hụi viên có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu giải quyết. Về việc giấy tờ chứng minh ghi tên thường gọi thì cần có xác nhận của chính quyền địa phương về việc bà Nguyệt có tên thường gọi là Tuyết.

Trong trường hợp chủ hụi có thủ đoạn gian dối, hoặc có hành vi bỏ trốn để nhằm chiếm đoạt tài sản thì các hụi viên có thể trình báo cơ quan công an để yêu cầu giải quyết.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo