Hoài Nam

Quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất khi đất đã chuyển nhượng

Thưa luật sư công ty luật Minh Gia: Tôi đã mua một mảnh rừng trồng cây Thông trên đó với ông A từ năm 2009 (có giấy tờ mua bán xác nhận của chính quyền địa phương). Đến nay cây đã lớn, ông A tự ý vào rừng của tôi cắt nhựa thông. Theo luật ông A sẽ bị xử lý như thế nào (theo quy định nào của nhà nước). Rất mong luatminhgia tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nội dung trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, tôi tư vấn như sau:

Trường hợp 1: Cây thông đã có trước khi chuyển nhượng đất và hai bên không chuyển nhượng phần tài sản gắn liền với đất. Điều 168 khoản 2 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định chi tiết:

"2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."

Điều 193 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về Quyền sử dụng của chủ sở hữu như sau:

"Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác."

Như vậy,trong trường hợp này, khi làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ông A chỉ chuyển nhượng đất mà không bao gồm tài sản trên đất thì ông A vẫn có quyền đối với phần tài sản này. Do vậy, việc ông A khai thác hoa lợi lợi tức từ tài sản của mình là hợp pháp. Tuy nhiên, nếu bạn đã bỏ công chăm sóc thì ông A phải chi trả cho bạn phần chi phí bạn đã bỏ ra để chăm sóc cho phần tài sản này.

Trường hợp 2: Ông A chuyển nhượng đất và bao gồm cả phần tài sản trên đất.

Trong trường hợp này, bạn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản và ông A không có quyền khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Nếu ông A tự ý khai thác tài sản mà không có sự cho phép của chủ sở hữu là bạn thì hành vi của ông A có thể cấu thành tội trộm cắp tài sản quy định tại điều 138 Bộ Luật Hình sự.

"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."

Cấu thành tội trộm cắp tài sản:

Thứ nhất: hành vi trộm cắp tài sản là hành vi lén lút.

Thứ hai: Hành vi thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169