Quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế
Tài sản mà cha tôi và mẹ kế để lại hiện tại do con riêng của mẹ kế tôi và người con chung của hai người đang sử dụng, vậy tôi có quyền kiện đòi quyền lợi thừa kế của mình không và chi phí cho vụ kiện là bao nhiêu?
Trả lời : Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về khởi kiện phân chia di sản thừa kế, theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015. Người thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo đó thì bạn và con chung của bố bạn với mẹ kế và người con riêng của mẹ kế ( nếu có quan hệ nuôi dưỡng nhau ) là những người thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của bố bạn. Đối với phần di sản của mẹ kế bạn nếu "có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này." (Điều 654).
Như vậy, bạn có gửi đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Thứ hai, về mức án phí tại Khoản 7 Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành về lệ phí, án phí của Tòa án quy định:
“Mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản, phần di sản mà họ được hưởng, được chia trong trường hợp các bên đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản mà mình được hưởng trong khối di sản thừa kế và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó”.
Trong trường hợp này do bố ruột và mẹ kế của bạn mất mà không để lại di chúc nên những người còn lại bao gồm: Bạn, con riêng của mẹ kế của bạn và con chung của bố bạn và mẹ kế sẽ được hưởng tài sản thừa kế bằng nhau.
Theo quy định tại Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 quy định về Mức án phí dân sự như sau:
Gía trị tài sản có tranh chấp |
Mức án phí |
Từ 4.000.000 đồng trở xuống |
200.000 đồng |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng |
5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng |
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng |
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng |
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng |
Căn cứ vào mức tài sản bạn nhận được mà sẽ đối chiếu vào mức án phí phải trả cho vụ kiện.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất