Quyền khởi kiện khi có hành vi vị phạm hợp đồng dân sự
Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, căn cứ theo quy định về pháp nhân tại điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể:
"1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
..”
Theo đó, việc ký kết hợp đồng thuê xây dựng nhà của anh không thể xuất hiện pháp nhân. Và khi có sự vi phạm hợp đồng của một hoặc hai bên thì bên còn lại có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để được bảo vệ quyền lợi của mình, theo quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015
"1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm."
Theo quy định trên, việc giải quyết trước hết sẽ do hai bên thỏa thuận thương lượng. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền gửi yêu cầu đến Tòa án để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của mình. Tòa sẽ dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về điều khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại thực tế.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất