Thừa kế thế vị theo quy định luật dân sự mới nhất
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn chia thừa kế thế vị theo quy định
Trong các vấn đề liên quan đến thừa kế, các tranh chấp về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đặc biệt khi phát sinh thừa kế thế vị là một trong những tranh chấp phổ biến nhất. Các tranh chấp này thường phát sinh trong quá trình thực hiện phân chia di sản thừa kế giữa những người thừa kế khi người chết không để lại di chúc.
Trên thực tế đã cho thấy có rất nhiều trường hợp có tranh chấp về phân chia thừa kế giữa các thành viên trong gia đình dẫn đến nhiều trường hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm thậm chí là tính mạng của các thành viên trong gia đình. Từ đó cho thấy việc hiểu biết các quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế đặc biệt là phân chia thừa kế thế vị là vô cùng quan trọng, cần thiết.
Nếu bạn đang gặp các vướng mắc liên quan đến thừa kế bạn có thể liên hệ với Luật Minh Gia - Chúng tôi có bộ phận luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ bạn tư vấn về các vấn đề liên quan.
2. Thừa kế thế vị quy định thế nào?
Câu hỏi:
Nhờ văn phòng tư vấn giúp về thừa kế thế vị như sau: Nguyên trước đây vào năm 19xx tôi được sinh ra đời, cha tôi mất và được bà nội tôi đem về nuôi dưỡng đến lớn và cưới vợ cho tôi. Sau đó sống chung với Bà đến năm 200x bà nội tôi qua đời tôi làm hậu sự chôn cất và thờ cúng đến hiện nay. Do bà chết không có để lại di chúc và cũng không có tài sản gì chỉ duy nhất thửa đất khoảng 2000m2
Từ lúc tôi ở với bà đến khi bà mất tôi điều thực hiện nghĩa vụ thuế theo luât đất đai đến năm 20xx tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện nay tôi đã xây dựng nhà cửa lại khang trang thì con trai út của bà về dành đất và khởi kiện (con trai út trước đây đã ra ở riêng từ lúc trưởng thành). Vậy xin luật sư cho tôi hỏi tôi có được thừa kế thửa đất này tiếp tục hay phải tuân theo luật đất đai và phải theo như thế nào cho đúng mong luật sư góp ý tôi chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Về xác định và phân chia thừa kế
Theo như thông tin mà anh cung cấp thì anh sống với bà mình từ nhỏ, hiện nay thì bà anh đã mất và không để lại di chúc. Vì vậy, phần di sản mà bà anh để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật theo quy định như sau:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
...
Về người thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 với hàng thừa kế như sau:
"a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ theo quy định trên của pháp luật thì người con út thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ được hưởng di sản từ bà để lại nếu không thuộc trường hợp không được hưởng thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 121 Bộ luật dân sự năm 2015.
- Về xác định thừa kế thế vị
Theo quy định của pháp luật thì do bố anh đã mất trước bà nên trong trường hợp của anh được gọi là thừa kế thế vị. Căn cứ theo quy định tại điều 652 bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:
"Thừa kế thế vị:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."
Căn cứ vào quy định trên của pháp luật thì bạn là người có quyền và lợi ích hợp pháp trong việc hưởng di sản thừa kế do bà bạn để lại. (Hưởng thừa kế thế vị từ phần của bố bạn).
Tuy nhiên, như bạn trình bày thì năm 20xx bạn đã làm thủ tục và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy chúng tôi chưa có cơ sở xác định trước đó bà nội bạn có thực hiện thủ tục cho tặng hay để lại di chúc phần di sản thừa kế đất đai đó cho bạn hay không.
Trong trường hợp việc cấp giấy chứng nhận mang tên bạn là hợp pháp, đúng quy định thì chú bạn không có quyền yêu cầu phân chia tài sản.
Trong trường hợp tài sản được xác định thuộc quyền sử dụng của bà trước khi mất và thuộc trường hợp phân chia thừa kế thì chú bạn có quyền yêu cầu. Vì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản (Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015) kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 (Điểm d Khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015).
---
3. Cấp sổ đỏ thừa kế với di sản thừa kế bố mẹ để lại thế nào?
Câu hỏi:
Kính gửi công ty luật Minh Gia. Cho em hỏi về luật nhà đất với. Bố em được ông nội cho đất năm 1990, hồi đó là đất nông nghiệp, diện tích là 468m2. Đến năm 1997 bố em có bán 70m2 cho người khác. Mặc dù là đất nông nghiệp nhưng bố em đã dây dựng nhà cấp 4 trên hết thửa đất. Đến năm 2010, bố và mẹ em bị tai nạn mất đột ngột, không có để lại di chúc. Hiện tại em còn chị gái 27 tuổi, 2 gái 13 tuổi và em 25 tuổi. Em muốn hỏi bây giờ em muốn làm sổ đỏ cho hết thửa đất có được không? Thủ tục có phức tạp không? Những loại thuế gia đình em phải đóng khi làm sổ đỏ? Em xin chân thành cảm ơn ạ!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây
>> Thừa kế quyền sử dụng đất và vấn đề biên bản thỏa thuận phân chia thừa kế
>> Tài sản nhận từ thừa kế có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Như vậy, trong trường hợp của bạn sẽ phải làm thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế với những người thừa kế (3 anh chị em, ông bà nội, ngoại (nếu còn)), có công chứng. Sau khi thỏa thuận xong hoàn thiện hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Về nghĩa vụ tài chính thì khai nhận di sản thừa kế nên thuộc đối tượng miễn thuế và lệ phí trước bạ.
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất