Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự

Hòa giải là việc giải quyết tranh chấp dân sự khi có sự tham gia của bên thứ ba. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự? Trình tự, thủ tục ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được thực hiện như thế nào? Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ra sao? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật tố tụng dân sự

Hiện nay, nhà nước khuyến khích việc các tổ chức, cá nhân giải quyết tranh chấp bằng hình thức hòa giải bởi ý nghĩa mà nó mang lại trong tố tụng dân sự cũng như đối với quyền lợi của hai bên là rất lớn. Thủ tục này làm cho những tranh chấp được đẩy lùi, giải quyết, giúp cho các bên tránh được một sự xung đột được giải quyết bằng bạo lực hay giúp các bên hiểu biết lẫn nhau, giữ gìn cục diện ổn định, hạn chế các thiệt hại không đáng có.

Tuy nhiên, nhiều các nhân, tổ chức không nắm rõ các quy định pháp luật, không coi trong việc hòa giải bởi họ coi đây là thủ tục gây mất thời gian và không có ý nghĩa trong quá trình giải quyết tranh chấp nhưng họ không biết được rằng hòa giải là một trong các hình thức để giải quyết vấn đề một cách tối ưu và đạt hiểu qua, được nhiều nước yêu cầu sử dụng bắt buộc trong quá trình giải quyết trình chấp.

Vì vậy, Công ty luật Minh Gia chúng tôi muốn viết bài viết này để ạn có thể hiểu được các quy định pháp luật về loại thủ tục này cũng như hiểu được ý nghĩa mà nó mang lại. 

2. Tư vấn về quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

Ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự

1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

3. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà các đương sự có mặt thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thoả thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thoả thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.

Hiệu lực của quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự

1. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

2. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169