Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hợp đồng thuê người giúp việc quy định thế nào?

Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy nghị định chi tiết thi hành một số điều của Bộ lao động vê lao động là người giúp việc gia đình quy định về chủ thể ký kết hợp đồng và việc ký kết hợp đồng như sau:

 

 I. Về chủ thể ký kết hợp đồng lao động giúp việc

1. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

a) Chủ hộ;

b) Người được chủ hộ hoặc các chủ hộ ủy quyền hợp pháp;

c) Người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc các hộ gia đình ủy quyền hợp pháp.

2. Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

II. Về việc ký kết hợp đồng lao động

1. Khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ, người sử dụng lao động đọc toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động; trường hợp cần thiết người lao động yêu cầu người sử dụng lao động mời người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình làm chứng trước khi ký hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng nhiều lao động là người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với từng người lao động.

3. Hợp đồng lao động được lập ít nhất thành hai bản, người sử dụng lao động giữ một bản, người lao động giữ một bản.

4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình

>> Tư vấn quy định về hợp đồng giúp việc, gọi: 1900.6169

---

II. Tham khảo tình huống về người lao động giúp việc

- Người giúp việc chiếm đoạt tài sản giải quyết thế nào?

Câu hỏi:

Em xin chào luật sư, em có việc này xin luật sư tư vấn. Tháng 4 em có nhờ người thuê 1 người giúp việc nhà và giữ em bé, người giúp việc này chỉ qua giới thiệu nên không ký hợp đông lao động lương thoả thuận là 4tr/tháng. Do người giúp việc khó khăn nên vợ chồng em cho người giúp việc được ứng tiền lương trước 1 tháng rồi làm.

Được 1 thời gian, đến tháng đầu tháng 10 vợ em cho người giúp việc ứng tiền trước là 4 triệu ( gửi tiền bằng bưu điện cho người nhà của người giúp việc nhận, những lần trước cũng vậy) nhưng khi nhận xong khoảng 3 ngày thì người giúp việc xin nghỉ thứ 7, chủ nhật về nhà con gái chơi, sau đó người giúp việc bỏ về quê từ đó tới nay không quay trở lại làm nữa liên lạc thì tắt máy.

Em muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em giải quyết trường hợp này như thế nào ạ? báo công an có giải quyết được vấn đề không? Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, yêu cầu của bạn tôi xin được tư vấn như sau:

Như bạn có nêu, vợ bạn có cho người giúp việc ứng tiền trước là 4 triệu đồng. việc ứng trước tiền này được hiểu là người giúp việc xin được trả lương trước khi thực hiện hợp đồng. Hành vi ứng tiền trước khi thực hiện nghĩa vụ này chính  hành vi lạm dụng tín nhiệm thông qua việc trả lương theo hợp đồng đã thỏa thuận.

Việc người giúp việc xin nghỉ thứ bảy, chủ nhật để về nhà con gái chơi sau đó bỏ về quê tới nay không quay trở lại làm nữa liên lạc thì tắt máy có thể cho rằng người giúp việc đã cố tình trốn tránh không nghe điện thoại, người giúp việc đã nói dối dối để bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền đó.

Điều 175 - Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

''1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Do vậy, từ căn cứ trên có thể cho rằng bằng thù đoạn lạm dụng sự tín nhiệm của gia đình bạn thông qua hợp đồng thực hiện nghĩa vụ dân sự mà người giúp việc đã chiếm đoạt số tiền 4 triệu của gia đình bạn.

Với hành vi trên của người giúp việc bạn có thể làm đơn tố cáo về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên của người giúp việc tại Cơ quan Công an  có thẩm quyền giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo