Quy định pháp luật về nâng bậc lương cho người lao động
Mục lục bài viết
1. Tư vấn luật lao động về vấn đề nâng bậc lương
Trong những năm qua, cải cách chính sách tiền lương mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước, các doanh nghiệp và chính bản thân người lao động quan tâm.
Tiền lương thể hiện năng suất lao động, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, mức tăng trưởng của nền kinh tế đối với doanh nghiệp. Do đó, quy định về nâng lương là thật sự cần thiết. Khi tiền lương được trả đúng với công sức bỏ ra của người lao động sẽ tác động đến ý thức làm việc và cố gắng phấn đấu của người lao động.
Nếu bạn cần tư vấn các quy định của pháp luật về nâng lương cho người lao động, trong trường hợp cần tư vấn bằng văn bản, hãy gửi yêu cầu để Luật Minh Gia có thể hỗ trợ giải đáp cho bạn.
2. Tư vấn quy định nâng bậc lương cho người lao động
Câu hỏi:
Em có 1 số vấn đề muốn hỏi anh chị về nghề nghiệp cho cán bộ, công nhân viên khi nâng bậc lương như tư vấn về việc nâng lương đối với người lao động khi họ không làm theo đúng công việc như bằng cấp của họ, trường hợp này được giải quyết như thế nào?. Người lao động theo bằng cấp ghi là thợ hàn nhưng thực tế làm việc là thợ sắt. Khi thi nâng bậc lương từ 4 lên 5, người lao động đó làm đơn xin chuyển sang thi thợ sắt vì công việc không liên quan đến hàn.
Vậy khi làm quyết định nâng bậc, công ty em sẽ ghi là nghề nghiệp cũ: thợ hàn và nghề nghiệp mới là thợ sắt. Hay không thể thay đổi nghề, vẫn giữ là thợ hàn. Kính mong anh chị tư vấn giải đáp vấn đề này giúp e. Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Trường hợp bạn hỏi Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ tại Mục 4 thông tư 18/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - thương binh và xã hội ban hành hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tiền lương, quy định về điều kiện xét để nâng bậc lương hàng năm như sau:
- Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết;
- Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp.
- Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 1,78 , có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1,78 trở lên; đối với công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận.
Như vậy, trong trường hợp này, khi ra quyết định nâng bậc lương công ty sẽ dựa vào công việc thực tế người lao động đảm nhận, tức là thợ sắt đề xét nâng bậc lương.
---
3. Công ty có được tự ý thay đổi mức lương cho người lao động
Câu hỏi:
Kính chào Luật sư. Tôi hiện tại đang mắc mớ trong lĩnh vực Lương, Tôi có quyết định làm tại Tổng công ty Điện lực Hà nội (công ty tnhh 1 thành viên nhà nước) năm 2004 hưởng mức lương 1/5 bảng B9-03.02, đến T4/2016 tôi được hưởng mức lương 5/5 là 3.91. Tôi hiện làm Trưởng Phòng chăm sóc khách hàng. Các nhân viên của tôi đều hưởng bảng lương B9-03.02.Hiện nay Tcty yêu cầu chuyển sang Bảng lương B19-4(Cán sự), do tôi học Cao đẳng Bách khoa chính quy, văn bằng: cử nhân Điện tử viễn thông. Tcty chỉ cho tôi hưởng mức lương bậc 7/12 bảng B19-4 là 2,94 Tôi hiện có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, chồng mắc bệnh hiểm nghèo. Tôi không có tiền để tư vấn luật, mong Luật sư cứu dỗi, giúp đỡ tôi như là phước thiện. Tcty toi chuyển lương cho tôi như thế đúng hay sai, Tôi rất cảm ơn Luật sư. Trân Trọng.
Trả lời:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Anh/chị làm việc tại tổng công ty điện lực Hà Nội theo hợp đồng lao động.
Về tiền lương trả cho người lao động:
Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2012 quy định:
"1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định."
Như vậy, tiền lương sẽ do các bên thỏa thuận và là một khoản tiền cụ thể gồm lương cơ bản, phụ cấp lương và các khoản hỗ trợ, bổ sung theo thỏa thuận của các bên.
Điều 35 Bộ luật lao đọng 2012 quy định:
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Như vậy, khi công ty thay đổi thang bảng lương nhưng lại áp mức lương thấp hơn cho người lao động mà không được sự đồng ý của người lao động là hành vi phạm pháp luật. Anh/chị có quyền kiến nghị tới Công ty hoặc gửi đơn đến phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty có trụ sở để tiến hành hòa giải hoặc gửi đơn khiếu nại tới Chánh thanh tra tại Sở lao động thương binh xã hội để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất