Phạm Diệu

Quy định của pháp luật về hợp đồng cầm cố tài sản vô hiệu

Thưa luật sư, giữa tôi và A đã ký 2 giấy vay tiền nhưng tôi lại ký vào tờ giấy vay khác và đưa cho A đem về cho B ký vào phần người cho vay (B là người nhờ a đem xe đi cầm cố cho tôi) với số tiền bằng tổng của 2 giấy mà A đã ký với tôi. Trước công an thì B cũng thừa nhận là có đem xe nhờ A đi cầm cố và đã nhận đủ số tiền mà A đã cầm cố hộ .

 

Giờ A không chịu trả tiền cho tôi mà nói người phải trả là B. Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi nếu A không trả thì tôi phải làm gì. Vì tôi nhận cầm phải 5 chiếc xe không chính chủ và không có đăng ký như vậy nên có yêu cầu toà án giải quyết để lấy tiền từ A được không. Xin cám ơn luật sư!

 

>> Tư vấn quy định pháp luật về hợp đồng cầm cố, gọi 19006169

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Về hiệu lực của hợp đồng cầm cố

 

Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về cầm cố tài sản:

 

“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

 

Mặc dù A mang xe đến cầm cố nhưng thực chất là B đang nhờ A mang xe đến cầm cố thay cho A và hiện tại B cũng thừa nhận về vấn đề nàytuy nhiên nếu B không có hợp đồng ủy quyền cho A vay tiền thì A vẫn là người vay trong quan hệ hợp đồng vay giữa bạn và A, hiện tại thì A vẫn có nghĩa vụ trả tiền cho bạn.  Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm:

 

"Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm

1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình."

 

Theo thông tin bạn cung cấp thì chiếc xe mà bạn nhận cầm cố là xe không chính chủ như vậy thì họ sẽ không có quyền cầm cố trừ trường hợp được ủy quyền. Theo quy định trên mặc dù hợp đồng cầm cố bịvô hiệu nhưng hợp đồng vay tài sản vẫn có hiệu lực, vậy A vẫn có nghĩa vụtrả tiền vay theo hợp đồng. Bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện nơi A đang cư trú để được giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quy định của pháp luật về hợp đồng cầm cố tài sản vô hiệu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Luật gia: Mai Anh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo