Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Phân chia di sản thừa kế khi chồng hoặc vợ mất trước

Khi người để lại di sản mất mà không có di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế theo quy định, tuy nhiên việc phân chia di sản thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc về trình tự, thủ tục. Do đó, nếu gia đình bạn gặp phải vấn đề này thì cần nắm được các quy định pháp luật hoặc hỏi ý kiến tư vấn từ Luật sư.

1. Luật sư tư vấn về phân chia di sản thừa kế

Theo quy định pháp luật, sau khi người để lại di sản mất thì những người được hưởng di sản thừa kế sẽ tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế. Việc khai nhận và phân chia di sản thừa kế có thể được thực hiện tại Phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại một số vướng mắc như việc cung cấp các hồ sơ giấy tờ xác định quan hệ thừa kế, hồ sơ giấy tờ liên quan đến nguồn gốc tài sản, dẫn đến việc phân chia bị kéo dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người được hưởng di sản.

Do đó, nếu gia đình bạn đang gặp vấn đề này và có vướng mắc cần Luật sư tư vấn thì bạn có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp vướng mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế

Câu hỏi: Xin chào Công ty Luật Minh Gia, Tôi có người Dì, chồng Dì ấy mất được gần 02 năm nay để lại 02 đứa con cùng tài sản là 01 sổ tiết kiệm. Như tìm hiểu theo Điều 676 Bộ luật Dân sự thì tài sản được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên trong thời gian này, Ba của dượng qua đời thì vẫn được nhận phần chia không? Bên gia đình Dượng kiên quyết giữ sổ tiết kiệm và không thực hiện nghĩa vụ phân chia tài sản thì nên xử lý như thế nào? Cám ơn!

Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

Vì Dượng của bạn không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật, những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự bao gồm:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Đối chiếu với quy định nêu trên và với thông tin bạn cung cấp thì tại thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất của dượng bạn bao gồm: Vợ, 2 con và người cha của dượng.

Tuy nhiên, sau khi người dượng mất thì một thời gian sau người Ba của dượng cũng mất. Như vậy, tại thời điểm mở thừa kế thì người cha vẫn còn sống và có quyền hưởng di sản thừa kế do người con để lại. Nhưng khi người cha còn sống, các thừa kế vẫn chưa tiến hành khai nhận di sản thừa kế của người dượng, và nay người cha đã chết thì phần di sản mà người cha được hưởng sẽ được chia đều cho các thừa kế của người cha. Các thừa kế có thể được xác định theo di chúc (nếu người cha chết để lại di chúc) hoặc những người thừa kế theo pháp luật tại Điều 676 Bộ luật dân sự như nêu trên.

Để đảm bảo quyền lợi của mình, những người thừa kế có thể tiến hành thủ tục khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, đồng thời yêu cầu Tòa án có biện pháp buộc những người khác chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu của các bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Phân chia di sản thừa kế khi chồng hoặc vợ mất trước. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo