Phá hoại tài sản của người khác bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Nhà tôi bán trà sữa với ăn vặt , một hôm có 3 khách vào quán uống nước , gọi đá chanh , nhưng quán chỉ bán trà sữa không có đá chanh . và vợ tôi nói là không có đá chanh , và bảo khách gọi món khác . xong 1 tên trong nhóm nói là tối nay cho 4 người xuống đập quán trà sữa .

Tối hôm sau tên đó mới có hành động, không chính tay đập phá mà đứng từ xa sai 4 người đó lại phá quán , chúng tôi có đuỗi theo nhưng không kịp. nhưng có nhìn thấy tên lại quán ngày hôm đó ! cùng với 4 người khác bịt mặt ! có điễm mặt . vì đối tượng là người mới về địa phương làm ăn ! tổng thiệt hải của quán là 2 triệu 7 trăm nghìn đồng ! hư hại hoàn toàn ! và có bằng chứng là tin nhắn của tên đó khoe chiến tích trên facebook cho bạn bè của đối tượng ! và tôi tình cớ chụp lại được ! Hiện công an xã đã lại lấy lời khai. và chuyễn hồ sơ lên Huyện . nhưng khoãng 1 tuần nhưng không thấy ai mời tôi làm việc ! Xin hỏi Luatminhgia là thủ tục thụ lý vụ án như thế nào ! và có khởi tố trách nhiệm hình sự dc hay không.

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau (thời điểm hỏi và trả lời tư vấn - tháng 7/2017)


Điều 103 BLTTHS 20003 quy định nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

 

"1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

 

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

 

3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.

Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

 

4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố."

 

Căn cứ khoản 2 Điều 103 nêu trên, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và ra quyết định khởi tố nếu hành vi có dấu hiệu của tội phạm.

 

Đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản, Cơ quan điều tra phải tiến hành trưng cầu định giá thiệt hại thực tế làm căn cứ xử lý hành vi vi phạm. Trường hợp thiệt hại về tài sản từ 2.000.000đ trở lên thì những người thực hiện hành vi trên sẽ bị truy cứu TNHS.

 

Điều 143 BLHS 1999 sửa đổi năm 2009 quy định Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

 

"1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

...”.

 

Anh có quyền liên hệ trực tiếp tới Cơ quan đang thụ lý vụ việc để biết thêm thông tin vụ việc.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169