Ông bà ngoại mất mẹ có được hưởng di sản thừa kế không?
Nội dung tư vấn: 1. Hiện tại em là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Gia đình em có 3 anh em và em là con trai út. Trong hộ khẩu gia đình hiện nay 2 anh chị của em đã chuyển hộ khẩu đi nơi khác, chỉ còn em và bố mẹ trong hộ khẩu gia đình. Bố mẹ em hiện tại đã 70 tuổi, có buôn bán nhỏ ở nhà.
Luật sư cho em hỏi vậy em có được tam hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp do ba mẹ hiện tại đã lớn tuổi hay không?2. ông bà ngoại em mất cách đây đã rất nhiều năm, ông có để lại một căn nhà sau này do người dì em đứng tên sổ hộ khẩu, các giấy tờ cũ của căn nhà vẫn còn để tên ông ngoại em. ông em có 5 người con, trong đó 3 người đã qua đời, 1 người mất tích nhiều năm, hiện chỉ còn mẹ và người mợ ( vợ của cậu ). Nhưng mẹ em đã chuyển hộ khẩu ra ngoài đã lâu. Căn nhà đó hiện do các con của mợ ở và các anh chị đó có tên trong hộ khẩu căn nhà. Vậy luật sư cho em hỏi mẹ em có còn quyền hưởng tài sản căn nhà nữa hay không? Nếu còn thì những ai sẽ có chung quyền lợi được hưởng. Do gia đình em muốn tu sửa lại nhà do thờ ông bà nhưng do các con mợ không đồng ý vì cho rằng mẹ không có quyền sở hữu căn nhà.Em nhờ luật sư tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Về tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 về Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 như sau:
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Đối với trường hợp này của bạn, nếu như bạn nếu bạn thuộc 1 trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì bạn sẽ được tạm hoãn nhập ngũ. Còn nếu như bạn thuộc 1 trong những trường hợp quy định tại Khỏa 2, Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì sẽ được miễn nhập ngũ.
Về việc chia di sản thừa kế của ông bà ngoại bạn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 651 về người thừa kế theo pháp luật của Bộ luật dân sự 2015 như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 652 về Thừa kế thế vị của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Đối với trường hợp này của bạn, do ông bà ngoại bạn mất không để lại di chúc do đó di sản thừa kế là căn nhà của ông bà ngoại bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 651 về người thừa kế theo pháp luật của Bộ luật hình sự 2015 thì sẽ được đều cho người ở hàng thừa kế thứ nhất là bao gồm 5 người con. Tuy nhiên, do bạn chưa nói rõ 3 người con của ông bà ngoại bạn mất trước hay mất sau ông bà ngoại bạn do đó nếu như người con nào mất trước ông bà ngoại bạn thì cháu con của người mất được hưởng phần di sản mà bố của cháu được hưởng nếu còn sống. Còn nếu như những người con mất sau ông bà ngoại bạn thì vẫn được hưởng phần thừa kế theo pháp luật vợ và con của người mất sẽ được hưởng di sản thừa kế của bố để lại.
Trường hợp bạn chia sẻ có 1 người con của ông bà ngoại bạn thừa kế mất tích:
Đối với trường hợp người con của ông bà ngoại bạn mất tích mà không thể liên lạc được trong nhiều năm thì để đảm bảo về lợi ích chung, gia đình có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người con của ông bà nội bạn mất tích.
Căn cứ vào Điều 68 về điều kiện tuyên bố mất tích của Bộ luật dân sự 2015 như sau:
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Khi tòa án tuyên bố một người mất tích sẽ xác định người quản lí tài sản cho người đó, theo quy định tại Điều 69 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.
Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên
hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Như vậy, sau khi Tòa án tuyên bố người con của ông bà ngoại bạn mất tích thì đồng thời Tòa án cũng sẽ xác định một người thân thích sẽ là người quản lý phần đất là tài sản thừa kế của người con đã mất tích của ông bà ngoại bạn và phải có nghĩa vụ giao lại phần đất này khi người con bị mất tích của ông bà ngoại bạn trở về theo quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú:
4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Trường hợp sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, thì gia đình có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người con mất tích của ông bà ngoại bạn là đã chết theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015.
Về giải quyết tài sản của người tuyên bố là đã chết:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 72 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Căn cứ quy định trên, khi Tòa án tuyên bố người cô là đã chết thì phần đất là tài sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Còn việc gia đình bạn muốn tu sửa lại nhà do thờ ông bà ngoại bạn để lại nhưng do các con mợ không đồng ý vì cho rằng mẹ bạn không có quyền sở hữu căn nhà là không có căn cứ. Bởi lẽ mẹ bạn là một trong những đồng thừa kế của ngôi nhà là người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là 1/5 ngôi nhà di sản thừa kế do ông bà ngoại bạn để lại. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mẹ bạn, thì mẹ bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
Trân trọng!
CV tư vấn: Vi Thị Huyền-Luật Minh Gia.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất