Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Nợ tiền không có khả năng chi trả xử lý thế nào?

Tôi có bán thức ăn chăn nuôi cho một vợ chồng làm trang trại, hợp đồng đến chừng nào thu hoạch cá mới trả tiền nhưng đến khi thu hoạch họ chỉ trả 50% số tiền mua thức ăn, phần còn lại vợ chồng họ có ký giấy xác nhận nợ lại 500 triệu đồng vào tháng 8/2013.

 

Nay người vợ đã mất vào tháng 11 năm 2013 và người chồng  không còn khả năng để tiếp tục nuôi cá cho nên tôi có đề nghị người chồng trả tiền nợ mua thức ăn của tôi. Nhưng họ nói là không có tiền mặc dù họ có tài sản nhưng họ không bán tài sản mà trả cho tôi, cho nên tôi đã làm thủ tục kiện tại Tòa án yêu cầu Tòa án đòi lại số tiền mà vợ chồng họ đã nợ tôi. Khởi kiện vào ngày 24/3/2014 thì mới biết vào tháng 01/2014 ông A đã tẩu tán tài sản bán cho bố vợ hai cái bè trị giá 01 tỷ đồng thì bố vợ người chồng cho lại con gái ruột của người nợ tiền tôi nói là cho mượn và một nền nhà thì người chồng tẩu tán bán cho con trai là 400 triệu đồng nói là con của ông ta mua vào ngày 17/4/2014 nên con trai và con gái của ông A không có hưởng thừa kế của vợ ông nên không có trách nhiệm trả nợ cho tôi và người chồng không còn tài sản gì để trả cho tôi và xin hẹn trả dần, thời gian thì chưa có, chừng nào người chồng làm có tiền sẻ trả (người chồng đã 60 tuổi). Vậy, tôi phải làm sao trong trường hợp này?

 

>> Giải đáp thắc mắc về vay nợ dân sự, gọi 19006169

 

TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Như bạn trình bày thì hai vợ chồng người kia còn nợ bạn lại 500 triệu đồng và cả hai có ký giấy xác nhận nợ lại vào tháng 8/2013. Do đó, cả 2 vợ chồng đó phải cùng nhau liên đới thực hiện nghĩa vụ trả nợ trên. Và bạn có quyền yêu cầu người chồng hay người vợ phải trả khoản nợ trên cho bạn. Tuy nhiên, tháng 11/2013 người vợ đó mất và gia đình họ không còn tiền mà chỉ còn lại 2 cái bè và 1 nền nhà.

 

Nếu 2 cái bè và 1 nền nhà  trên là tài sản chung của vợ chồng họ được tạo lập trong thời kì hôn nhân thì khi người vợ mất, người chồng không có quyền định đoạt toàn bộ khối tài sản chung này nên bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố phần hợp đồng quyết định bán khối tài sản của phần người vợ là vô hiệu. Đồng thời yêu cầu thanh toán số nợ trước khi chia thừa kế số di sản đó theo thứ tự ưu tiên thanh toán theo Ðiều 658 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

 

“1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

 

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

 

 

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

 

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

 

5. Tiền công lao động.

 

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

 

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

 

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

 

9. Tiền phạt.

 

10. Các chi phí khác.”

 

Nếu 2 cái bè và 1 nền nhà là tài sản riêng của người vợ thì đó là di sản người vợ để lại. Di sản này cũng sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Người chồng đó cũng không có quyền bán khối tài sản kia khi chưa chia thừa kế. Do đó bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố toàn bộ 2 hợp đồng bán trên vô hiệu. Và đồng thời yêu cầu thanh toán khoản nợ trên trước khi chia di sản thừa kế theo thứ tự ưu tiên thanh toán như quy định nêu trên.

 

Còn nếu đó là tài sản riêng của người chồng thì hai hợp đồng mua bán đó vẫn có hiệu lực. Nếu bạn chứng minh được 2 hợp đồng này thực chất là giả tạo nhằm trốn tránh việc trả nợ trên thì bạn mới có thể yêu cầu toà án yêu cầu bên người chồng còn sống thanh toán số nợ còn lại đó.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Nợ tiền không có khả năng chi trả xử lý thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

P. Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo