Luật gia Nguyễn Nhung

Những người trong gia đình có nghĩa vụ với khoản vay riêng của bố không?

Một mình mẹ tôi lo mọi chuyện trong nhà. Khoảng 3 năm trước ông ấy bỏ đi biệt tích. Điều tôi lo sợ là sau này khi ổng về sẽ kéo theo chủ nợ. Tôi muốn hỏi luật sư nếu chủ nợ họ đòi gia đình tôi có cách nào để tránh việc trả nợ không? Khi kiện ra tòa gia đình tôi có cách nào thắng kiện không? Nội dung tư vấn như sau:

 

Chào luật sư. Cho tôi hỏi. Gia đình tôi có 5 người( cha, mẹ, em trai, Bà ngoại và tôi). Cha mẹ tôi có tài sản chung là 1000m2 đất thổ cư. Cha tôi đã từng ở tù cách đây 10 năm trước vì tội chiếm đoạt tài sản. Từ đó đến giờ ông ấy rất ít khi nuôi 2 chị em chúng tôi đi học. Một mình mẹ tôi lo mọi chuyện trong nhà. Khoảng 3 năm trước ông ấy bỏ đi biệt tích. Điều tôi lo sợ là sau này khi ổng về sẽ kéo theo chủ nợ. Tôi muốn hỏi luật sư nếu chủ nợ họ đòi gia đình tôi có cách nào để tránh việc trả nợ không? Vì tiền đó gia đình tôi không ai sử dụng 1 mình cha tôi tiêu sài. Khi kiện ra tòa gia đình tôi có cách nào thắng kiện không? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý luật sư. Tôi cám ơn.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về nghĩa vụ trả nợ, Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

 

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

 

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

 

Như vậy, nếu bố bạn là người vay tài sản thì ông ấy phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ kể cả khi bên cho vay khởi kiện đòi lại tài sản vay tại Tòa án trừ trường hợp gia đình bạn bảo lãnh sẽ thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ cho bố.

 

Điều 335. Bảo lãnh

 

1.Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

 

Thứ hai, Vì mảnh đất là tài sản chung nên bố và mẹ bạn mỗi người có phần quyền với một nửa mảnh đất. Trường hợp gia đình bạn không bảo lãnh thì bố bạn phải tự thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay riêng và có thể phải bán một nửa mảnh đất để hoàn thành nghĩa vụ này.

 

Việc chia mảnh đất là tài sản chung phụ thuộc vào thỏa thuận của bố mẹ bạn, nếu không thỏa thuận được thì mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc chia tài sản chung khi ly hôn. Mẹ bạn có thể dựa trên căn cứ bố bỏ đi biệt tích nhiều năm, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với các con và một mình mẹ bạn thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các con để yêu cầu Tòa án phân chia cho mẹ bạn phần đất nhiều hơn bố.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Hà Diệu Nhung - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo