Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Khiếu nại tố cáo là gì? Những hành vi bị cấm về khiếu nại, tố cáo

Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Quá trình phát triển của pháp luật và từ những đòi hỏi của thực tiễn mà khiếu nại và tố cáo dần dần có sự phân biệt, nhất là kể từ khi ban hành Pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991. Qua thời gian đã dẫn đến việc xuất hiện hai đạo luật riêng biệt đó là Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo. Đây là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng giúp cho người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo. Đồng thời giúp cho các cơ quan nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng tình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.

1. Khiếu nại, tố cáo là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 thì: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”.

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:

“1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”

2. Những hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền khiếu nại

Các hành vi bị nghiêm cấm trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại cụ thể như sau:

  • Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.
  • Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.
  • Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.
  • Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.
  • Cố tình khiếu nại sai sự thật;
  • Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
  • Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
  • Vi phạm quy chế tiếp công dân;
  • Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

3. Những hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền tố cáo

Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo cụ thể là các hành vi sau đây:

  • Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
  • Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
  • Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
  • Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
  • Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo là hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.

4. Vai trò của khiếu nại, tố cáo trong hệ thống pháp luật của nước ta

Việc khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy Nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện các chủ trương đường lối của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Do vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169