Nguyễn Thu Trang

Làm sao để tránh lừa đảo qua mạng? Đường dây nóng an ninh mạng?

Hiện nay, các vi phạm pháp luật diễn ra trên không gian mạng diễn ra ngày một phổ biến, nhất là trong thời kỳ bùng nổ Internet và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Không thể phủ nhận được những lợi ích to lớn mà công nghệ số mang lại, nhưng bên cạnh đó, nhiều hệ lụy từ môi trường mạng cũng phát sinh, gồm cả lĩnh vực an ninh mạng. Vậy đường dây nóng an ninh mạng và cách liên hệ với công an mạng thế nào? Luật Minh Gia cung cấp thông tin tới bạn đọc qua bài viết sau:

1. Khuyến cáo khách hàng để tránh bị lừa đảo qua mạng

Hiện nay, hiện tượng lợi dụng mạng xã hội, internet, gọi điện lừa đảo rất phổ biến, bằng nhiều hình thức khác nhau như: Gửi quà, gửi tiền từ nước ngoài về VN, gọi điện thông báo cước phí điện thoại, tiền điện, thông báo trúng thưởng, dịch vụ vay tiền online ...

Đặc điểm chung của hình thức lừa đảo là tập chung vào lòng tham của người dùng, (như quà tặng, hứa cho tiền với số lượng lớn) đe dọa trình báo vi phạm nếu không chuyển tiền ... Thông tin của bên lừa đảo thường mập mờ không rõ ràng, không có website giới thiệu, hình ảnh thực tế.

Do vậy, quý khách hàng cần thận trọng, chỉ chuyển khoản thanh toán khi biết rõ thông tin người nhận, có thông tin, địa chỉ rõ ràng... Để tránh mất tiền oan.

Nếu lỡ bị lừa hoặc là bị hại của hình thức lừa đảo cần có giải pháp trình báo ngay để bảo vệ quyền lợi.

2. Đường dây nóng an ninh mạng là gì?

An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Do đó, đường dây nóng an ninh mạng được hiểu là phương thức liên lạc bằng cách gọi điện đến số điện thoại liên hệ của cơ quan có thẩm quyền để cá nhân, cơ quan, tổ chức phản ánh các hành vi vi phạm về an ninh mạng (được bảo đảm tiếp nhận 24/24).

3. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng

Theo quy định tại Điều 30 Luật an ninh mạng năm 2018, lực lượng bảo vệ an ninh mạng gồm:

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

- Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

- Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.

Trong đó, đối với lực lượng bảo vệ an ninh mạng của Bộ Công an, Bộ Công an có trách nhiệm:

  • Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng;
  • Xây dựng, đề xuất chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ an ninh mạng;
  • Phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm mạng;
  • Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng; xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số; cảnh báo, chia sẻ thông tin an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng;
  • Tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân công, phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng trong trường hợp nội dung quản lý nhà nước liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành;
  • Tổ chức diễn tập phòng, chống tấn công mạng; diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
  • Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong việc phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm mạng, Bộ Công an đã triển khai nhiều phương thức để người dân có thể tiếp cận, trình báo, phản ánh về tội phạm mạng như: trình báo trực tiếp, gửi đơn trình báo qua bưu điện hoặc trình báo qua điện thoại và các phương thức khác.

4. Cách liên hệ với công an mạng?

Trước tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng gia tăng, đối tượng phạm tội có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin nên các hành vi phạm tội được thực hiện tinh vi, khó phát hiện, do đó Bộ Công an đã triển khai phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và cung cấp nhiều phương thức tương tác trực tuyến với nhân dân trên nền tảng mạng xã hội Facebook, zalo… để kịp thời nắm bắt, tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân và kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cải cách hành chính phục vụ nhân dân. Với các tính năng nổi bật như tương tác trực tiếp với cán bộ Công an; sẵn sàng tiếp nhận thông tin 24/24h; đảm bảo bí mật tuyệt đối cho người cung cấp thông tin… 

Để liên hệ với công an mạng, mỗi địa phương sẽ cung cấp số điện thoại đường dây nóng khác nhau để người dân địa phương có thể liên hệ với công an phụ trách về lĩnh vực an ninh mạng để tố giác, phản ánh về các hành vi vi phạm trên không gian mạng xảy ra trên địa bàn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo