Nhờ tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung giải quyết thế nào?
Như vậy xin hỏi, chúng tôi cần làm gì để việc thỏa thuận tranh chấp lối đi của 2 bên được giải quyết. ( Chứ ko thể 1 bên bỏ hơn 3m và 1 bên bỏ 1m được).Lưu ý: Đất bên ông B xây nguyên lô thì được cấp phép xây dựng nhưng không có bảng vẽ. Còn bên dãy nhà bên chúng tôi thì có giấy tờ số nhà, sổ đỏ thì sổ chung, tách thửa 4x20m. Môt số nhà có giấy tờ tay, 1 số nhà có giấy tờ là giấy chứng nhận số nhà.( Tất cả đất của 2 bên đều chưa có sổ đỏ và sổ hồng).Xin luật sư tư vấn giúp mình ạ.Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, vì trường hợp của bạn là một thửa đất lớn sau đó phân lô nhưng mỗi lô chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng thì bạn có thể căn cứ vào GCNQSDĐ chung, trên đó thể hiện phần đất đó là lối đi chung hay thuộc sở hữu của chủ mảnh đất. Bạn và các hộ dân có thể đối chiếu với hồ sơ địa chính để xem xét phần đất đó được ghi nhận như thế nào.
Thứ hai, trường hợp các hộ dân chứng minh được phần đất đó là thuộc sở hữu của mình thì vấn đề này sẽ được giải quyết theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 245 Bộ luật dân sự năm 2015 quyền đối với bất động sản liền kề:
“Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).”
Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền về lối đi qua:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Như vậy, các bất động sản liền kề có thể thỏa thuận về lối đi chung để cùng sử dụng sao cho cân bằng lợi ích các bên. Nếu các bất động sản khác muốn sử dụng lối đi này thì phải có sự đồng ý hoặc thỏa thuận để đền bù phù hợp. Trong trường hợp này, các hộ có thể nhờ đến sự hòa giải của UBND xã, để đưa ra sự thỏa thuận phù hợp nhất.
Như vậy, nếu phần lối đi đó thuộc sở hữu của hộ dân phía bạn mà không phải của ông B thì phía bên bạn có quyền sử dụng và nếu hộ ông B nếu không còn lối đi nào khác thì vẫn có quyền về lối đi qua theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 với bất động sản thuộc sở hữu của người khác để đi ra đường công cộng tuy nhiên phải có trách nhiệm đền bù theo thỏa thuận để có thể sử dụng lối đi đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn dân sự trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng
CV. Thúy Ngần- Công ty luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất