Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Người thừa kế phải có phải trả nợ thay người đã chết không?

Luật Minh Gia tư vấn trường hợp hỏi về trách nhiệm trả nợ của người hưởng thừa kế và giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai của những người thừa kế như sau:

1. Trách nhiệm của người thừa kế quy định thế nào?

Câu hỏi:

Kính chào luật sư ! E có cho người chị dâu  mượn 1 so tiền .lãi suất tính theo giá ngân hàng. Năm 1999 đến 04/201x chưa 1 lần trả tiền lãi và vốn, thì  người chi dâu  chết . Hiện nay .căn nhà của người chị dâu đang tranh chấp quyền thừa kế của các con, tháng 8 năm 201x em có gởi đơn đến toa án nhờ giải quyết và tòa có mới toi 2 lần  trong 2, lần đó tôi có viết giấy tay ủy quyền cho chi tôi, không có xác nhận của ubnd (lý do bị  bệnh)  Đến lần 3 tôi mới đến tòa. tỏa án nói là căn nhà chua xác định  ai là người được hưởng quyền thừa kế .Vì vậy tạm thời rút đơn về khi nào xác định được quyền thừa kế, thì đến nộp đơn, cho đến nay 08/201x chưa xong . Vậy Em xin hỏi luật sư pháp luật quy định trường hợp thừa kế trên thế nào ạ. Em xin cảm ơn luật sư ạ!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Khoản 1 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: "Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Như vậy, người vay phải có nghĩa vụ trả tiền vay theo đúng thỏa thuận của các bên, thời điểm này, người vay đã chết thì xem xét những người thừa kế sẽ có nghĩa vụ sử dụng tài sản là phần di sản thừa kế mà người vay để lại trước khi chết để thực hiện nghĩa vụ trả nợ này. Điều 658 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

...

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác."

---

2. Hỏi về trường hợp tranh chấp thừa kế về đất đai

Câu hỏi:

Tôi có câu hỏi này xin nhờ luật sư tư vấn giúp: Trước khi ông bà nội tôi mất có để lại một phần đất đai và nói là để cho các cháu bao gồm anh em của tôi. Nhưng sau khi ông bà nội mất, cha tôi thường xuyên nhậu nhẹt về đánh đuổi mẹ con tôi, và đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà, đến nay cũng khoảng 8 năm.

Và bây giờ cha tôi bán đi các phần đất mà ông bà để lại cho chúng tôi, nhưng không có sự đồng ý của chúng tôi. Vậy xin hỏi luật sư: các giấy tờ mua bán đó có được công nhận không? xin luật sư tư vấn cho tôi làm thế nào để không cho các giao dịch mua bán đất đó được thực hiện mà chưa có sự đồng ý của chúng tôi? Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định của Bộ luật dân sự quy định về hinh thức di chúc như sau:

“Di chúc miệng

1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.”

Theo quy định về di chúc hợp pháp thì:

“... Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”

Theo thông tin bạn đưa ra thì ông bà bạn có để lại mảnh đất cho bạn. Do đó trường hợp này nếu phát sinh tranh chấp thì sẽ là tranh chấp về thừa kế. Áp dụng quy định của pháp luật cũng như những thông tin mà bạn cung cấp, cụ thể "Ông bà bạn có nói là để lại đất cho bạn bằng miệng".

Theo quy định tại điều luật nêu trên nếu bạn có di chúc hợp pháp của ông bà bạn để lại thì bạn hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu chia thừa kế theo quy định của pháp luật, lưu ý tòa án ở đây là tòa án nơi có bất động sản tức là tòa án nơi có mảnh đất mà ông bà bạn để lại. Các giao dịch về phần đất mà bố bạn đã thực hiện sẽ vô hiệu trường hợp nếu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bạn thì bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp di chúc miệng không được người làm chứng ghi chép lại và không được công chứng thực thì sẽ không được coi là hợp pháp như vậy trường hợp này mảnh đất mà ông bà bạn để lại cho bạn là không có căn cứ do đó nếu không có di chúc thì mảnh đất này sẽ được chia theo pháp luật và người hưởng theo pháp luật được quy định như sau:

“Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nghĩa là bố bạn sẽ được hưởng phần di sản mà ông bà bạn để lại tức là đó là tài sản hợp pháp của bố bạn. Như vậy nếu bố bạn bạn bán mảnh đất này đi thì bạn không có quyền khởi kiện. Các giao dịch về quyền sử dụng đất này vẫn phát sinh hiệu lực.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn