Luật sư Dương Châm

Người nước ngoài chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn có phải trả lại thẻ tạm trú?

Người nước ngoài chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn thì có phải trả lại thẻ tạm trú không? Khi chấm dứt HĐLĐ thì thẻ tạm trú còn giá trị không? Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

1. Tư vấn về thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thẻ tạm trú dành cho người lao động nước ngoài hiện cư trú và làm việc tại Việt Nam có thời hạn tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, nếu người lao động chám dứt hợp đồng lao động thì thẻ tạm trú còn giá trị không? Nếu xin thẻ tạm trú theo diện người lao động nước ngoài thì trong quá trình chuẩn bị thủ tục, giấy tờ người lao động cần xuất trình được giấy bảo lãnh cũng như hợp đồng lao động của doanh nghiệp, công ty nơi mình làm tại Việt Nam. Thế nhưng sau này, vì một số lý do nào đó mà người lao động trước thời hạn mặc dù thẻ tạm trú còn giá trị lưu trú, thì phải xử lý như nào? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Thủ tục thu hồi, hủy giá trị của Thẻ tạm trú;

+ Để nghị cơ quan xuất, nhập cảnh cấp thị thực phù hợp với người nước ngoài xuất cảnh;

+ Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo lãnh cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, đồng thời bạn có thể tham khảo bài viết Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Có phải trả lại thẻ tạm trú khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 44 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh. Trong trường hợp có hành vi vi phạm thì sẽ bị thu hồi, hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam theo quy định tại Điều 6 Luật này.

Đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc nhưng chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn mà thẻ tạm trú vẫn còn giá trị thì sẽ bị thu hồi, hủy bỏ thẻ tạm trú.

Về trách nhiệm của công ty sử dụng lao động là người nước ngoài: Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động phải thông qua công ty mà họ sẽ làm việc làm thủ tục mời, bảo lãnh nhập cảnh.

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì:

Điều 45. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các quyền sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động;

b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm;

c) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:

a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật này;

b) Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;

c) Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh;

d) Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;

đ) Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;

e) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh”.

Như vậy, có thể thấy trong trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo HĐLĐ và đã được cấp thẻ tạm trú nhưng nay chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn thì công ty có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc không còn nhu cầu bảo lãnh người nước ngoài trong thời gian họ tạm trú tại Việt Nam. Đồng thời, công ty có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng thu hồi thẻ tạm trú  của người lao động để nộp lại cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và xin cấp visa 15 ngày để người lao động có thời gian chuẩn bị xuất cảnh khỏi Việt Nam.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo