Nghỉ việc riêng trùng với ngày nghỉ hàng tuần xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tư vấn luật lao động về thời gian nghỉ việc riêng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người lao động được bảo đảm quyền lợi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trong đó, liên quan đến vấn đề nghỉ việc riêng, pháp luật cho phép người lao động được nghỉ khi bản thân hoặc gia đình người lao động có việc “hiếu”, “hỉ” hoặc những việc khác được người sử dụng lao động đồng ý.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay để xác định ngày nghỉ cụ thể, nhiều người lao động và người sử dụng lao động còn nhiều vấn đề chưa rõ. Vì vậy, đòi hỏi người lao động và người sử dụng lao động cần phải tham khảo kỹ các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn về lĩnh vực lao động. Nếu các bên không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, các bên có thể liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tư vấn trường hợp nghỉ việc riêng trùng với ngày nghỉ hằng tuần
Hỏi:
Chào luật sư, tôi hỏi trường hợp của tôi là: Nhà có tang tôi nghỉ theo chế độ 3 ngày nhưng 3 ngày nghỉ đó trùng vào ngày thứ bảy và chủ nhật thì theo chế độ tính như thế nào? Xin trân trọng cám ơn quý ban tư vấn pháp luật
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành về lao động, chỉ những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nếu như trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì mới được nghỉ bù theo quy đinh. Căn cứ:
Điều 115 - Bộ luật lao động 2012. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
>> Nghỉ việc riêng nhưng trùng với ngày nghỉ hàng tuần xử lý thế nào?
Trong trường hợp của bạn, do nhà có tang nên bạn được phép nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương. Trong 3 ngày nghỉ đó có 2 ngày ngẫu nhiên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần của công ty. Nhưng theo quy định cuả pháp luật hiện hành thì không có quy định về việc cho nghỉ bù đối với trường hợp nghỉ việc riêng khi trùng vào ngày nghỉ hàng tuần. Căn cứ:
Điều 116 - Bộ luật lao động 2012. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Căn cứ vào những quy định trên, bạn sẽ không được nghỉ bù do trùng ngày nghỉ hàng tuần nhưng vẫn được hưởng nguyên lương.
-------
3. Quy định về hưởng chênh lệch bảo lưu khi nghị định 17/2015 hết hiệu lực
Câu hỏi:
Xin chào. tôi là 1 nhân viên của 1 trường THCS. Hiện tại hệ số lương của tôi là 2.34. tôi làm việc thuộc vùng khó khăn nên mức trợ cấp lương được 70% nữa. Năm 2015 tôi đã được hưởng trợ cấp 8% của 2,34. Xin cho tôi hỏi sau khi tăng mức lương cơ bản từ 1.150.000 lên 1.210.000 và tôi vẫn đang được hưởng mức lương ở vùng khó khăn thì tôi có được hưởng mức trợ cấp dưới 2,34 không ạ. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định Hiệu lực thi hành
"2. Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.
Đối với người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm quy định tại Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5 năm 2016 thấp hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4 năm 2016 thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4 năm 2016. Mức hưởng chênh lệch này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các loại phụ cấp lương.”
Như vậy từ ngày 15 tháng 7 năm 2016 Nghị định 17/2015/NĐ-CP hết hiệu lực. Tuy nhiên Nghị định 47/2016/NĐ-CP (hiệu lực từ 15/7/2016 đến ngày 1/7/2107) quy định nếu anh/chị có hệ số lương từ 2,34 trở xuống nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5 năm 2016 thấp hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4 năm 2016 thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4 năm 2016.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất