Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hợp đồng mua bán nhà ở và quy định pháp lý liên quan

Hợp đồng mua bán nhà ở là một loại hợp đồng mua bán tài sản và nằm trong sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, do đối tượng của hợp đồng là bất động sản, nên nó còn chịu sự điều chỉnh của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản liên quan. Do tích chất phức tạp của loại hợp đồng mua bán nhà ở cho nên chúng ta cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến loại hợp đồng mua bán này dưới đây.

1. Khái niệm của hợp đồng mua bán nhà ở

Hợp đồng mua bán nhà ở là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao nhà ở và quyền sở hữu nhà ở cho bên mua. Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán đúng thời hạn, địa điểm theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở.

2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán nhà ở

Hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng mua bán tài sản, do vậy nó cũng có các đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán.

+ Hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng song vụ. Bên mua và bên bán nhà ở đều có quyền nghĩa vụ đối nhau. Bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận nhà đã mua đúng thời hạn các bên đã thỏa thuận, đồng thời bên mua nhà ở có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền mua nhà ở đúng thời hạn, địa điểm và phương thức các bên đã thỏa thuận. Bên mua nhà cũng có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao đúng nhà đã bán.

+ Hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng có đền bù. Khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác mà bên mua có nghĩa vụ trả cho bên bán nhà ở theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Hợp đồng mua bán nhà ở có đặc điểm đề bù nhằm để phân biệt với hợp đồng tặng cho nhà ở hoặc tặng nhà tình nghĩa.

+ Hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối với phần nhà hoặc ngôi nhà của bên bán sang cho bên mua. Đây là một đặc điểm để phân biệt hợp đồng mua bán nhà ở với hợp đồng cho thuê nhà ở, gửi giữ nhà ở, cho nhà ở.

3. Đối tượng của hợp đồng mua bán nhà ở

Đối tượng của hợp đồng mua bán nhà ở là ngôi nhà hoặc diện tích nhà dùng vào việc ở. Nhà ở, khác với nhà dùng làm cửa hàng, cửa hiệu…đây là nhà ở dùng vào mục đích khác. Tuy nhiên, khi mua bán nhà ở để dùng vào mục đích khác phải tuân theo các quy định về mua bán nhà ở.

Nhà ở có thể được hiểu là một ngôi nhà độc lập, một căn hộ dùng cho con người sinh sống, nghỉ ngơi được xác định bằng diện tích, giới hạn về không gian. Trường hợp nhà ở có khuôn viên thì diện tích khuôn viên cũng thuộc đối tượng mua bán. Theo quy định của pháp luật, nhà ở là đối tượng của hợp đồng mua bán đang phải tồn tại, đang xây dựng. Nhưng trên thực tế, giao dịch về nhà ở vẫn được tiến hành ngay tại thời điểm ngôi nhà là đối tượng của hợp đồng mua bán chưa hình thành, đây là trường hợp mua bán nhà ở trong dự án.

4. Hình thức, thủ tục của hợp đồng mua bán nhà ở

Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015: “Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chúng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản theo mẫu quy định của Nhà nước có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường xã về tình trạng ngôi nhà không có tranh chấp trên cơ sở đó Công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân huyện chứng thực.

Hai bên phải có mặt tại cơ quan công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và có đầy đủ các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục mua bán nhà. Sau khi các bên ký kết hợp đồng, cơ quan Công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của các loại giấy tờ trên và chứng thực việc mua bán nhà ở. Trong một thời gian nhất định do pháp luật quy định, bên bán và bên mua phải cùng làm thủ tục trước bạ sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở

Quyền và nghĩa vụ của bên bán, bên mua nhà ở được quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 cũng có quy định về mua nhà để sử dụng vào mục đích khác.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo