Một người có hai giấy khai sinh khác nhau thì phải xử lý như thế nào?
Cũng trong khoảng thời gian ấy tôi lại thấy anh trai chồng, làm xã đội phó ở xã nơi bố cháu đăng ký thường trú muốn khai sinh cho cháu thêm 1 lần ở đó. Tôi có nói với mẹ chồng và chị dâu là vợ của anh ấy, điện thoại cho anh ấy là nếu có chuyện đó thì tôi không đồng ý vì sau này chỉ vì 1 tờ khai sinh sẽ làm ảnh hưởng và rắc rối đến cuộc đời của con tôi. Tôi cũng nói chuyện này với chồng là dứt khoát không thể đc. Sau đó tôi không để ý đến chuyện này nữa và mọi giấy tờ thủ tục của cháu tôi đều lấy theo tên vợ chồng tôi đã thống nhất đặt cho cháu trước đó. Đến bây giờ bất chợt tôi biết đến sự xuất hiện và tồn tại đến bản khai sinh mà anh trai chồng đi khai sinh cho con mình. Tôi rất bức xúc và bất bình với cách làm việc luật pháp như thể anh trai chồng là người nắm quyền và quyết định. Ngẫu nhiên con tôi có 2 tên, 2 lần khai sinh và sau này không biết cuộc sống của cháu sẽ ra sao với lý lịch rắc rối này. Cho tôi biết bây giờ tôi phải làm sao?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin trả lời tư vấn như sau:
Điều 13 Luật hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng kí khai sinh quy định tại như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh”.
Điều 15 Luật hộ tịch năm 2014 quy định:
“Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”
Như vậy, ngoài cha, mẹ của đứa trẻ là người có quyền và trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho đứa trẻ thì còn có ông, bà hoặc những người thân thích khác.
Điều 16 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh:
“1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.”
Như vậy, khi đi khai sinh, người khai sinh cần mang theo giấy chứng sinh, nếu không có giấy chứng sinh thì phải có giấy cam đoan về việc sinh này. Thế nhưng người anh chồng của bạn không có những giấy tờ này mà lại có thể khai sinh cho con của bạn. Hơn nữa, khi vợ chồng bạn đã đi khai sinh cho con mình tại Ủy ban nhân dân thị trấn nơi bạn cư trú rồi thì các thông tin khai sinh về con của bạn sẽ được lưu vào Sổ hộ tịch và cập nhật ngay vào Cơ sở lưu trữ hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Điều này có nghĩa là Cán bộ hộ tịch thực hiện khai sinh ở xã nơi anh chồng bạn đi khai sinh phải biết về việc đã tồn tại một bản khai sinh về con của bạn. Do đó, bản khai sinh thứ hai do người anh chồng đi khai sinh cho con của bạn là không hợp pháp.
Theo quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 70 Luật hộ tịch năm 2014 thì ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền ra quyết định thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định. Căn cứ vào điều luật này thì ủy ban nhân dân huyện nơi chồng chị cư trú phải ra quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh do người anh chồng đi đăng kí, vì giấy khai sinh này cấp trái với quy định pháp luật (cá nhân chỉ được quyền đăng ký khai sinh một lần).
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất