Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Văn bản phân chia di sản, tài sản thừa kế năm 2024

Văn bản phân chia di sản, tài sản thừa kế là vấn đề được khá người người quan tâm, hiện nay có khá nhiều tranh chấp về di sản khi người có tài sản mất không để lại di chúc. Do đó, để tránh các trường hợp tranh chấp không mong muốn có thể xảy ra thì các đồng thừa kế có thể thỏa thuận về việc phân chia di sản và ghi trong văn bản phân chia tài sản thừa kế. Qua bài viết này Luật Minh Gia tư vấn, hướng dẫn và cung cấp văn bản phân chia thừa kế để khách hàng tham khảo.

1. Luật sư tư vấn lập văn bản phân chia di sản thừa kế

Văn bản phân chia di sản thừa kế là văn bản ghi nhận cụ thể về việc phân chia di sản của người mất để lại. Sau khi người để lại tài sản mất, người được hưởng quyền thừa kế sẽ thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế.

Thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế có thể thực hiện tại Ủy ban nhân dân hoặc phòng công chứng và việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế sẽ được ghi nhận bằng văn bản cụ thể.

Trường hợp, bạn hoặc gia đình bạn có vướng mắc liên quan đến thủ tục này bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo mẫu văn bản phân chia di sản thừa kế dưới đây.

2. Mẫu văn bản phân chia di sản thừa kế

---

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----

VĂN BẢN PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ

Chúng tôi gồm có những người thừa kế sau:

1. Ông bà: Nguyễn Văn A, Thị B

2. Ông bà: Nguyễn Văn A, Thị B

2. Ông bà: Nguyễn Văn A, Thị B

....

Chúng tôi là những người thừa kế theo ......... (5) của ông/bà .... chết ngày 17/05/20xx

Theo Giấy chứng tử số ........... do Uỷ ban nhân dân ................cấp ngày 18/05/20xx.

Chúng tôi thoả thuận về việc phân chia tài sản thừa kế của ông/bà .............để lại như sau (7):

...............................................................

...............................................................

Chúng tôi xin cam đoan:

- Những thông tin đã ghi trong Văn bản phân chia tài sản thừa kế này là đúng sự thật;

- Ngoài chúng tôi ra, ông/bà ................. không còn người thừa kế nào khác;

- Văn bản phân chia tài sản thừa kế này do chúng tôi tự nguyện lập và việc phân chia tài sản thừa kế nêu trên không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Những người thừa kế

(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Ngày 20 tháng 8 năm 20xx (bằng chữ .....................) tại ............(9),

Tôi ........., Công chứng viên, Phòng Công chứng số ..., tỉnh/thành phố ........

CÔNG CHỨNG:

- Văn bản phân chia tài sản thừa kế này được lập giữa ông/bà ..........và ông/bà..........; Những người thừa kế đã tự nguyện thoả thuận phân chia tài sản thừa kế;

- Tại thời điểm công chứng, những người thừa kế đều có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

- Sau khi thực hiện niêm yết nội dung phân chia tài sản thừa kế tại ......từ ngày .... tháng .... năm ...... đến ngày ..... tháng ..... năm...., Phòng Công chứng không nhận được khiếu nại, tố cáo nào;

- Nội dung Văn bản phân chia tài sản thừa kế không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- ...........................................................(11)

- Văn bản phân chia tài sản thừa kế này được lập thành .......... bản chính (mỗi bản chính gồm ....... tờ, ........trang), giao cho:

+ .................... bản chính;

+ .................... bản chính;

Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

Số công chứng .........., quyển số ..........TP/CC-SCC/HĐGD.                           

CÔNG CHỨNG VIÊN

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

---------

3. Tham khảo tình huống tư vấn phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

- Chia thừa kế khi người bố chết không để lại di chúc thế nào?

Câu hỏi:

Ông A kết hôn với với bà B có 2 người con là D và H, có tài sản chung là 1 ngôi nhà trị giá 5 tỷ đồng. Năm 2010 ông A ra ở như vợ chồng với bà C, có 1 con riêng tên Hg, khi ờ chung với bà C, Ông A có mua 1 mảnh đất trị giá 1 tỷ và đứng tên ông A. Năm 2012 ông A mất không để lại di chúc. Xác đinh tài sản được chia cho từng người.

Luật sư cho tôi hỏi tài sản là miếng đất trị giá 1 tỷ đứng tên của ông A, khi ông A mất tài sản đó được tính là tài sản riêng của ông A hay tài sản chung của 2 vợ chồng ông A và bà B?Xin cảm ơn luật sư nhiều ạ.

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:

Xem trích dẫn quy định về tài sản chung vợ chồng"

Theo quy định mọi tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng, và tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng, trừ trường hợp được tặng cho, thừa kế riêng và tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu,....

Mặc dù ông A mua tài sản trong thời gian không chung sống với bà B nhưng giữa hai người vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân nên căn nhà trị giá 1 tỷ đồng do ông đứng tên được xác định là tài sản chung hợp nhất của 02 vợ chồng. Khi ông A chết đi thì ½ giá trị căn nhà trên thuộc quyền sở hứu của bà B, trừ trường hợp bà C cung cấp được căn cứ chứng minh có đóng góp khi mua căn nhà trên.

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015  quy định người thừa kế theo pháp luật

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Ông A chết không để lại di chúc nên toàn bộ di sản thừa kế của ông sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bà B, 02 con ông A và con riêng tên H. Bà C không thuộc diện được thừa kế nên không được hưởng di sản thừa kế của ông này.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn  vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo