Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên. Thanh lý hợp đồng cũng là khái niệm được phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động.

1. Luật sư tư vấn pháp luật lao động

Trong quan hệ lao động, ngoài các khái niệm liên quan đến giao kết hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng thì khái niệm liên quan đến thanh lý hợp đồng lao động cũng là vấn đề được cả người lao động và người sử dụng lao động quan tâm. Thực chất thanh lý hợp đồng lao động chính là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Vấn đề thanh lý hợp đồng lao động là vấn đề rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng đặc biệt liên quan đến việc chế độ thất nghiệp khi người lao động chấm dứt quan hệ lao động. Do hiện nay pháp luật không có các quy định cụ thể điều chỉnh về vấn đề này do đó vấn đề thanh lý hợp đồng gây ra rất nhiều thắc mắc cho các bên khi thực hiện.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể các vấn đề liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thanh lý hợp đồng như thế nào cho phù hợp và đảm bảo quyền lợi của người lao động bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được bộ phận tư vấn pháp luật của chúng tôi giải đáp cụ thể các vấn đề này.

Hoặc bạn có thể tham khảo mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chúng tôi đã soạn thảo dưới đây để có thể áp dụng nếu doanh nghiệp mình có nhu cầu:

2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động

.......................................................................................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.......o0o......

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG (Mẫu)

Căn cứ vào Hợp đồng ............. số: ....../......../....../20xx.ký ngày ..../...../........  giữa Công ty ......... và Công ty ...

Hôm nay, ngày ...... tháng ..... năm ........, chúng tôi gồm:

BÊN ....................................................................................................................................

CÔNG TY ...........................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................................

Đại diện bởi ông : ................................................................................................................

Chức danh        : Giám đốc/Tổng giám đốc

Số điện thoại     : ...........................................   Fax: .............................................................

MST                 : .....................................................................................................................

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

BÊN ......................................................................................................................................

CÔNG TY ...............................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ...............................................................................................................

Đại diện bởi ông : ..................................................................................................................

Chức danh        : Giám đốc/Tổng giám đốc

Số điện thoại     : ..........................................   Fax: .............................................................

MST                 : ....................................................................................................................

(Sau đây gọi tắt là bên B).

Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý Hợp đồng ........ ............ số: ....../......../....../20xx. ký ngày ..../...../........  với nội dung sau:

ĐIỀU 1: Bên B đã tiến hành ............... cho Bên A theo hợp đồng ........... nghiệp số: ....../......../....../20xx. ký ngày ..../...../.......

ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:

-          Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau:

+         Giá trị hợp đồng trước thuế:     

+         Thuế VAT:

+         Giá trị hợp đồng sau thuế:

       -          Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B khoản tiền trên ..........................

ĐIỀU 3: Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.

Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng ............. số: ....../......../....../20xx. ký ngày ..../...../........  giữa Công ty ............ và Công ty ...........

Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                             ĐẠI DIỆN BÊN B

 

Giám đốc/Tổng giám đốc                                              Giám đốc/tổng giám đốc

--------------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài: 1900.6169 như sau:

Câu hỏi - Hợp đồng bị tẩy xóa thì có hiệu lực hay không?

Luật sư cho em hỏi , ngày 16/12 e có đánh máy 1 hợp đồng thuê mặt bằng gửi cho chủ đất ( chỉ có chữ kí là mực toàm bộ còn lại em đánh máy in ra hết ). Đến ngày 16/1 chủ đất đến thu tiền và đem theo hợp đồng em soạn thảo , có ghi thêm 1 chữ Không bằng bút bi xanh trước dòng chữ " bên B được phép sang nhượng lại mặt bằng " và yêu cầu cấm không cho phép sang nhượng , sau khi nói chuyện thì đã đồng ý là được sang lại và nói e hãy xóa chữ ấy đi .Vậy hợp đồng này có hiệu lực không và sau khi xóa chữ Không ấy đi thì nội dung có bị ảnh hưởng không? Em xin cảm ơn luật sư.

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau

Bạn và người cho thuê quyền sử dụng đang thỏa thuận để tiến hành ký kết hợp đồng thuê đất. Do đó, nếu việc tẩy xóa trên hợp đồng đã soạn thảo trước thời điểm các bên giao kết ( ký kết vào hợp đồng) thì hợp đồng vẫn sẽ có hiệu lực nếu các bên thông nhất nội dung sửa đổi này và đảm bảo điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

"Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định."

Tuy nhiên để tránh tranh chấp sau này xảy ra vì sau này rất khó chứng minh việc tẩy xóa các chữ trong hợp đồng là do các bên đã đồng ý thì bạn nên soạn thảo lại 1 hợp đồng mới rồi các bên tiến hành ký kết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo