Lò Thị Loan

Lắp điều hòa mà gây tiếng ồn cho hộ gia đình khác thì có thể buộc phải tháo dỡ không?

Vấn đề gây ô nhiễm tiếng ồn là một trong những vấn đề xảy ra khá phổ biến hiện nay. Tiếng ồn gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của những người xung quanh. Vậy trường hợp gia đình khác có hành vi lắp điều hòa và treo cục nóng cạnh phòng của gia đình xung quanh mà gây tiếng ồn thì có thể buộc họ phải tháo dỡ hay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về gây ô nhiễm tiếng ồn.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về bảo hiểm thất nghiệp như:

+ Nắm được các quy tắc khi xây dựng công trình theo quy định của Bộ luật dân sự;

+ Nắm được các vấn đề về việc xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu đối với tài sản là BĐS liền kề;

+ Biết được những trách nhiệm pháp lý phải thực hiện khi gây ô nhiễm tiếng ồn;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về việc gây ô nhiễm tiếng ồn.

Nội dung tư vấn: Dãy nhà em và dãy nhà phía sau có chung 1 đường thoát nước rộng khoảng 1m. Các nhà khác khi làm nhà thì từ tầng 2 họ đua ra giữa cống được 50cm. Nhà em làm 3 tầng nhưng em ko đua ra tẹo nào, ý định để 50cm khoảng không đó để mở cánh cửa sổ và treo cục nóng điều hòa. Nay nhà phía sau họ làm đã đổ bê tông đua ra 50cm, họ lại hàn khung sắt thêm 50cm nữa vào sát nhà em. Điều tức nhất là họ treo cục nóng cạnh cửa sổ phòng. Hơi nóng và tiếng ồn làm mình khó chịu. Vậy luật sư có thể cho e hỏi e có căn cứ luật nào để yêu cầu họ dỡ bỏ phần đua ra đó không. Em cảm ơn luật sư nhiều.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ vào Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng như sau:

“Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh”.

Theo đó, khi xây dựng công trình thì chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh. 

Đối với trường hợp của bạn, dãy nhà bạn và dãy nhà phía sau có chung 1 đường thoát nước rộng khoảng 1m, các nhà khác khi làm nhà thì từ tầng 2 họ đua ra giữa cống được 50cm, còn gia đình bạn không đua ra mà nhằm để 50cm diện tích đó để mở cánh cửa sổ và treo cục nóng điều hòa. Trước hết cần xác định phần diện tích đường thoát nước chung 1m này thuộc quyền sử dụng của ai hay thuộc diện tích sử dụng chung và việc xây dựng đua ra, hàn khung sắt của nhà hàng xóm có vi phạm quy định của pháp luật về xây dựng hay không. 

Nếu như có căn cứ chứng việc xây dựng của nhà hàng xóm vi phạm các quy định về xây dựng hoặc làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của nhà bạn thì gia đình bạn có quyền yêu cầu phía nhà hàng xóm chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có). Trong trường hợp không thỏa thuận được với nhà hàng xóm thì gia đình bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo