lấn chiếm lối đi chung có bị xử phạt không?
1. Luật sư tư vấn về Luật Đất đai
Việc mở rộng diện tích đất (khai hoang, cơ nới, lấn chiếm …) hiện nay không phải là hiện tượng hiếm gặp ở nước ta. Việc mở rộng diện tích đất do khai hoang, cơi nới là hợp pháp, tuy nhiên, nếu người sử dụng đất có hành vi lấn chiếm đất đai thì đó là hành vi trái quy định của pháp luật.
- Quy định pháp luật về hành vi lấn chiếm đất;
- Quy định xử lý đối với hành vi lấn chiếm quyền sử dụng đất;
- Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến pháp luật về đất đai.
2. Hỏi về hành vi lấn chiếm đất đai
Câu hỏi: Nhà tôi được xây dựng trên một mảnh đất, có chung 4 căn hộ. Trong đó, Nhà Tôi và nhà Bà A là chung vách. Nhà tôi có sổ đỏ hợp lê, hợp pháp. Đồng thời có dành một lối đi chung cho 03 căn hộ
Nhà bà A có để xe gắn máy cản trở lối ra vào nhà tôi, và có gắn mái bạt che nắng lấn chiếm phần đất dành cho lối đi chung. Như vậy bà A có vi phạm luật đất đai ' Lấn chiếm lòng lề đường không thuộc quyền nhà nước không? Nếu xử phạt thì ở mức bao nhiêu. Tôi muốn gửi đơn kiện đến cơ quan sở tại thì làm thế nào?.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh gia của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:
“Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”.
Nhà bà A và 2 căn hộ còn lại có quyền sử dụng lối đi để phục vụ mục đích đi lại, nhưng phải đền bù hoặc có thỏa thuận với gia đình bạn. Nhà bà A chỉ có quyền đi lại chứ không có quyền gắn mái bạt che lấn chiếm phần đất dành cho lối đi chung.
Với hành vi gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác Điều 11 Nghị định Số: 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định mức phạt:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.”.
Nghị định 102/2014 cũng quy định về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã.
Căn cứ vào Điều 169 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 169. Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.”.
Theo đó, nếu bà A có hành vi gắn mái che lấn chiếm lòng đường gây cản trở quyền sử dụng lối đi thì bạn có quyền yêu cầu bà A chấm dứt hành vi trên, nếu người đó không tự nguyện chấm dứt thì bạn có quyền làm đơn kiện gửi đến Tòa án nhân dân để bảo vệ quyền lợi của mình.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất