Luật sư Đào Quang Vinh

Làm sao thu hồi tiền cọc khi giao kết hợp đồng không được thực hiện đúng?

Tư vấn trường hợp hỏi tình huống: Một công ty nước ngoài (bên mua) kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty Việt Nam(bên bán). Hợp đồng quy định bên mua đặt cọc 20% sau 2 tuần bên bán giao hàng và bên mua thanh toán nốt 80%. Nhưng sau 3 tháng bên bán không thực hiện đúng hợp đồng và không chịu trả cọc cho bên mua. Làm thế nào để đòi lại cọc?


Kính gửi Luật sư, Tôi đang gặp phải một vấn đề và mong được sự tư vấn của luật sư: Tôi có giới thiệu cho 1 cty nước ngoài (bên mua) ký hợp đồng mua hàng hóa với 1 cty việt nam (bên bán). HĐ qui định bên mua đặt cọc 20% sau 2 tuần bên bán giao hàng( gửi bản scan bill tàu, hình ảnh đóng container..) bên mua sẽ thanh toán nốt 80%. Sau 2 tháng bên bán ko giao hàng (hẹn rất nhiều lần nhưng đều ko giao...) đến tháng thứ 3 bên mua thúc giao hàng ko có hàng thì hoàn trả tiền đặt cọc thì bên bán gửi hình ảnh đóng container giả (cont rỗng vì bên mua đã ktra hãng tàu) + bill tàu ko phải bill gốc + hóa đơn tăng giá 10% (đơn phương tăng giá) để đòi bên mua thanh toán nốt 80% .. bên mua không chịu và đòi lại đặt cọc nhưng bên bán hẹn nhiều lần đã sang tháng thứ 4 vẫn chưa trả (nói lúc nào bán đc hàng cho khách hàng khác sẽ trả...). Tôi thấy như vậy ko biết đến bao giờ mới lấy lại được tiền cho đối tác. Xin hỏi luật sư nếu tôi muốn nhờ các cơ quan bảo vệ công bằng đứng ra giúp giải quyết thù hồi lại khoản tiền đặt cọc thì tôi phải làm gì và thực hiện như thế nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư!!!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Theo Điều 328 bộ luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:

 

“Điều 328. Đặt cọc

 

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

 

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Vì bên mua là bên đặt cọc đã đặt cọc 20% cho bên bán. Mà  bên bán là bên nhận đặt cọc và đã vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng cho nên bên bán sẽ phải trả lại cọc cho bên mua và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác)

 

Theo Điều 303 Luật thương mại 2005 quy định:

 

 “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

 

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

 

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

 

2. Có thiệt hại thực tế;

 

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”

 

Ngoài việc yêu cầu trả lại cọc, bên mua cũng có thể yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại cho mình nếu có đầy đủ các yếu tố nêu trên. Nếu thiếu một trong các yếu tố nêu trên thì sẽ không thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

Để giải quyết thu hồi lại tiền đặt cọc thì bạn có thể thực hiện các biện pháp như sau:

 

- Thứ nhất là việc thương lượng, hòa giải: Việc thương lượng – hòa giải nhìn chung luôn được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ việc. Việc thương lượng – hòa giải nếu đạt được kết quả thì sẽ có nhiều lợi ích cho các bên như không phải nộp án phí. Nếu bên bán có thiện chí thì nên sử dụng biện pháp này.

 

- Thứ hai, Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết: Biện pháp này chỉ nên sử dụng khi đã không thể thương lượng hòa giải và bên bán không có thiện chí.

 

- Thứ ba, Yêu cầu cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự: Nếu bên bán không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng và có dấu hiệu muốn chiếm đoạt 20% tiền đã đặt cọc và vẫn có ý định lừa dối khi bên mua đã đưa ra các chứng cứ rằng bên bán đang thực hiện hành vi lừa dối bên bán đã gửi hình ảnh đóng container giả (cont rỗng vì bên mua đã kiểm tra hãng tàu) + bill tàu ko phải bill gốc + hóa đơn tăng giá 10% (đơn phương tăng giá)

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Lê Ngọc Linh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo