Phạm Diệu

Lãi suất phát sinh khi đến hạn mà bên vay không trả?

Luật sư tư vấn về vấn đề tiền lãi phát sinh khi đến hạn mà bên vay không trả. Nội dung tư vấn như sau:

 

Xin chào Luật Sư ! Em có một việc xin nhờ Luật Sư tư vấn giúp.Vào cuối tháng 12/2016, Em có ký hợp đồng vay tiền của Cty ngân hàng A với số tiền là 15,825.000 VND. trên hợp đồng ghi rõ là hàng tháng em phải trả 1,582.000NVD x 12 tháng.Ngày em nhận được tiền của ngân hàng A là ngày 24/12/2016Ngày Ngân hàng A nhắn tin báo em đóng tiền bắt đầu kỳ đầu tiên là ngày 01/02/2017Nhưng thực tế Em bắt đầu đóng kỳ đầu tiên vào ngày 03/02/2017  cho đến vừa rồi vào ngày 05/01/2018 tức đủ 12 tháng nhưng trên hợp đồng đã thỏa thuật. có nghĩa là em đã trả hoàn tất số tiền nhưng trên hợp đồng.Sau lần em đóng ( trả tiền ) vào kỳ cuối của hộp đồng là ngày 05/01/2018, Bên ngân hàng A cứ gọi điện báo với em là em còn nợ của ngân hàng số tiền 561,000NVD, Lần đầu tiên họ gọi cho em, em nghe máy và có hỏi bên ngân hàng là" Em còn nợ khoảng tiền gì nữa...., '' họ nói là em nợ tiền đóng trễ của ký em đóng đầu tiên ngày 03/02/2017, lúc đó em thắc mắc hỏi tại sao sau thời điểm đó không nghe bên họ báo mà sao cho đén mãi kỳ cuối em đóng trả hết mới báo là em còn nợ?  còn nếu tiền em nợ bị phạt đóng trễ, thì không thể nào mà bên họ để cho đến cuối kỳ mới nói với em,. lúc đó em có nói với họ là muốn tôi đóng ( trả ) số tiền đó thì phải giải thích cho em rõ ràng về khoảng tiền đó, rồi em tắt máy.Cứ như vậy nhiều lần cứ gọi điện làm phiềm em hoài em không nghe máy vì em làm công nhân cty, cty cấm nghe điện thoại trong giờ làm việc.Vào tầm buổi trưa trưa ngày 16-17/01/2018 lúc đó bên họ lại gọi điện em nữa, em lén cty vào nhà vệ sinh nghe máy và bên đầu dây bên kia của họ là 1 người đàn ông nói với em cũng như câu lúc đầu là '' Em còn nợ của ngân hàng số tiền 561,000NVND'' lúc đó em mới hỏi lại là em nợ tiền gì? phải nói cho rõ ràng ? thì nhân viên bên họ nói là '' Tiền phát sinh ngoài hợp đồng '' lúc đó em mới thắc mắc tại sao là như vậy??? em đã đóng ( trả ) đủ 12 tháng như trên hợp đồng đã ký rồi. thì họ nói là lỗi đó không phải lỗi do em mà lỗi do nhân viên tư vấn lúc đầu làm hồ sơ cho em vay tiền.Nhân viên họ còn nói với em là '' Em đóng ( trả ) hay không đóng ( trả ) không sao '' lúc đó em còn hỏi lại nhân viên đó là  '' nếu như Anh thì Anh có đóng ( trả ) không''? nhân viên đó nói với em là không. Thâm trí nhân viên đó còn nói với em là'' Tôi khuyên anh nên đóng ( trả ) để sau này anh còn vay tiền được nữa '' còn không bên ngân họ sẽ đăng lên hệ thống nói là '' em nợ xấu gì đó"... rồi lúc đó em không vay được bất cứ của ngân hàng nào dược hết. lúc đó em còn nói với nhân viên đó là'' bên anh muốn làm gì thì làm"" tôi nghĩ mấy ngân hàng khác họ cũng phải nghe lẽ phải không phải như bên ngân hàng bên anh . sau đó em tắt máy.Sau lần đó bên họ lại gọi diện em nữa, em bực mình quá em nghe máy ( bên đó giọng nhân viên nam ) nghe máy, em hỏi chuện gì nữa....., thì bên đầu dây bên đó họ nói với em là'' không có gì '' họ chỉ nhận lại cuộc gọi đó thôi rồi tắt máy. lúc đó em rất bức xúc. Sau lần đó họ lại gọi diện làm phiềm em hoài em ko nghe máy, họ còn gọi vào cty của em nữa.Xin Luật Sư giúp đỡ em giờ em phải làm sao ? như vậy em có được thưa kiện bên họ tình trạng gọi điện quấy rầy làm phiềm người khác không Luật Sư. Em xin chân thành cảm ơn Luật Sư!

 

Trả lời: Cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản:

 

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

 

Tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

 

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

 

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

 

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

 

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Theo thông tin anh cung cấp, tháng 12/2016 anh có ký hợp đồng vay với ngân hàng A với số tiền vay là 15.825.000 VNĐ, trên hợp đồng quy định rõ hàng tháng anh phải trả 1.582.000 VNĐ và trả trong vòng 12 tháng. Anh nhận tiền vào ngày 24/12/2016, phía ngân hàng thông báo anh bắt đầu đóng tiền kỳ đầu tiên là 01/02/2017. Thực tế thì đến ngày 03/02/2017 anh mới đóng kỳ đầu tiên, chậm đóng 2 ngày so với thông báo từ phía ngân hàng. Đến ngày 05/01/2018, anh đã hoàn trả đầy đủ số tiền như đã thống nhất trên hợp đồng. Tuy nhiên, ngay sau đó ngân hàng có thông báo cho anh còn nợ số tiền 561.000 VNĐ, bên ngân hàng có giải thích đó là tiền lãi do anh chậm trả tại kỳ đầu tiên.

 

Căn cứ quy định nêu trên, với trường hợp của anh thì anh cần xem xét lại hợp đồng vay giữa hai bên. Trường hợp nếu trong hợp đồng vay có quy định về tiền lãi phát sinh do anh đóng tiền chậm tại các kỳ đóng thì trong trường hợp này anh phải có nghĩa vụ trả số tiền lãi phát sinh như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

 

Trường hợp trong hợp đồng vay không quy định về tiền lãi phát sinh do đóng chậm tại các kỳ đóng thì tiền lãi phát sinh do đóng chậm sẽ được tính theo quy định tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015.

 

Như vậy, với trường hợp của anh, anh cần xem xét lại quy định trong hợp đồng và yêu cầu bên phía ngân hàng giải trình về số tiền lãi phát sinh. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề anh hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, anh vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.

CV tư vấn: Phạm Diệu - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo