Phạm Việt Hằng

Không nộp tiền mua tài sản khi trúng đấu giá có bị phạt?

Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Điều 49 Luật Đấu giá tài sản 2016. Trong thực tiễn vẫn còn nhiều quan điểm xử lý, cách hiểu khác nhau về quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá? Pháp luật quy định như thế nào nếu người trúng đấu giá không nộp tiền mua tài sản? Bài viết dưới đây của Luật Minh Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin pháp lý về vấn đề xử lý như thế nào khi người trúng đấu giá không nộp tiền mua tài sản?

1. Người trúng đấu giá là gì? Quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá?

- Căn cứ theo điểm 8 Khoản 5 Luật đấu giá tài sản 2016 thì:

“8. Người trúng đấu giá là cá nhân, tổ chức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá khởi điểm trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm khi đấu giá theo phương thức trả giá lên; cá nhân, tổ chức chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.”

Người trúng đấu giá là cá nhân, tổ chức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá khởi điểm trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm khi đấu giá theo phương thức trả giá lên; cá nhân, tổ chức chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.

- Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 48 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá như sau:

* Người trúng đấu giá có các quyền sau đây:

+Yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;

+Được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;

+Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;

+Các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.

* Đồng thời, người trúng đấu giá có nghĩa vụ sau:

+ Ký biên bản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;

+Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;

+Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.

2. Người trúng đấu giá không nộp tiền mua tài sản?

2.1. Người đấu giá không nộp tiền đấu giá có bị hủy kết quả bán đấu giá hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 72 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định về các trường hợp sẽ thực hiện hủy kết quả đấu giá tài sản như sau:

“Điều 72. Hủy kết quả đấu giá tài sản

Kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:

1. Theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

2. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 của Luật này;

3. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này;

4. Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;

5. Theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp người đấu giá không nộp tiền đấu giá sẽ không hủy kết quả đấu giá được. Người có tài sản bán đấu giá có quyền đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu.

2.2. Người trúng đấu giá không nộp tiền mua tài sản?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP) như sau:

Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.

Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.

Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu người trúng đấu giá không nộp tiền mua tài sản sau khi phiên đấu giá kết thúc thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đấu giá tài sản là Nghị định 82/2020/NĐ-CP, trong đó không có quy định chi tiết về xử phạt đối với hành vi không nộp tiền đấu giá tài sản. Mà việc không nộp tiền này sẽ dẫn đến các hậu quả như đã nêu trên.

3. Người trúng đấu giá không nộp tiền sẽ bị hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 21 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung điểm d Khoản 5 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) như sau:

“Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác

5. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất được quy định như sau:

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cơ quan tài nguyên và môi trường trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc nộp không đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất trong vòng 120 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất.”

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì cơ quan tài nguyên và môi trường trình cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện cấp Giấy chứng nhận, ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đồng thời cũng quy định rõ thời gian cụ thể để UBND cấp có thẩm quyền giải quyết trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc nộp không đủ tiền trúng đấu giá để tiến hành hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá là trong vòng 120 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn