Luật sư Trần Khánh Thương

Khởi kiện hủy việc khai nhận thừa kế trái pháp luật thế nào?

Thưa luật sư Tôi tên A, hiện đang ở tại B. Tôi muốn nhờ quý công ty tư vấn nội dung về khởi kiện hành vi khai nhận thừa kế không đúng quy định pháp luật như sau: Ông Nội tôi có tám người con, hiện nay chỉ còn 3 người còn sống người con gái thứ 3, người con trai thứ 5 và người con trai út. Bố tôi là con trai người thứ 6 (đã mất năm 2004).

 

Hiện tại tôi đang sống trên phần đất của Ông Nội tôi đề lại cho Bố tôi (tôi là con trai Út), nhưng phần đất này hiện tại không có giấy quyền sử dụng đất. Do hồi đó ông Ông Nội tôi đứng tên quyền sử dụng, khi Ông qua đời Chú Út tôi tự làm giấy và chuyển toàn bộ phần đất của Ông nội đứng tên sang cho Chú Út tôi đứng tên, việc sang tên đó Bố tôi không hay biết.

Sau này tôi cất nhà chuẩn bị lập gia đình cho tôi thì Bố tôi có gặp Chú Út tôi để xin sang phần đất để làm thủ tục xây dựng nhà cho đúng qui định Pháp luật nhưng Chú Út tôi không đồng ý. Sau nhiều lần tôi cùng mẹ tôi và người Bác thứ 5 có gặp Chú Út tôi để bàn bạc chuyển phần đất tôi đang ở hiện tại để tôi được đứng tên. Nhưng Chú Út tôi do dự không đồng ý.
 
Rất mong Quí đơn vị tư vấn pháp luật giúp tôi làm cách nào tôi có phần đất đang ở là quyền sử dụng của mình.
 
Xin chân thành cảm ơn!

 

Khởi kiện hủy việc khai nhận thừa kế trái pháp luật thế nào?

Người khởi kiện không còn quyền khởi kiện khi hết thời hiệu khởi kiện?

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi phân ra các trường hợp cụ thể:

 

Thứ nhất, ông bạn mất có để lại di chúc. Nếu ông bạn có để lại di chúc thì di sản thừa kế được phân chia theo di chúc.

 

Thứ hai, ông bạn mất không để lại di chúc. Trường hợp này di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Tức là chia đều cho những người thừa kế ở hàng thứ nhất.

 

Thứ ba, về thời hiệu khởi kiện thừa kế. Tại Khoản 2 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

 “2. Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

 

Bạn không nói rõ thời điểm ông nội bạn mất nên chúng tôi không thể xác định được thời điểm mở thừa kế của ông bạn. Bạn cần xác định thời điểm ông bạn mất là năm bao nhiêu, từ đó xác định thời điểm mở thừa kế và xác định thời hiệu khởi kiện về phân chia di sản thừa kế.

 

Nếu từ thời điểm mở thừa kế đến nay đã quá mười năm thì không còn quyền khởi kiện để phân chia di sản thừa kế.

 

>> Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế qua điện thoại gọi: 1900.6169

 

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Điều kiện di chúc miệng có hiệu lực theo quy định Bộ luật Dân sự

 

Xin chào luật sư! Tôi đang có thắc mắc rất muốn hỏi luật sư về việc gia đình như sau:Bố tôi có để lại di chúc miệng cho tôi 01 sổ tiết kiệm, 01 ngôi nhà, 01 mảnh đất. Nhưng bố tôi đã mất đột ngột do tai biến nên chưa làm di chúc.Sau thời gian 03 năm, các chị gái tôi (03 chị) đã lấy chồng và có con có về đòi hỏi số tiền và các khoản nhà đất kia.Tôi cũng đã nhường sổ tiết kiệm rồi, cửa hàng ngôi nhà cũng đã nhường để chị gái bán hàng kinh doanh ,Vậy mà các chị và mẹ vẫn đòi nhà đất.Trong trường hợp này, tôi phải làm gi đây? Kính mong LS tư vấn giúp tôi.

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

 

>> Tư vấn về chia di sản thừa kế theo quy định tại Bộ luật dân sự

 

>> Thỏa thuận phân chia di sản và tách thửa đất đai thừa kế thế nào?

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 về di chúc miệng như sau:

 

Điều 629. Di chúc miệng

 

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

 

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

 

Bên cạnh đó, tại Điều 629 BLDS 2015 cũng quy định:

 

...."5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng..."

 

Theo đó, trong trường hợp tính mạng của ba bị đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới có thể lập di chúc miệng nên anh/chị cần xác định tại thời điểm ba lập di chúc miệng có thuộc trường hợp nêu trên hay không và cần đánh giá di chúc miệng này được lập có người làm chứng và đã được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng hay không. Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì di chúc miệng sẽ không có giá trị và phần di sản của ba để lại sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là các anh chị em trong gia đình và mẹ (nếu mẹ còn sống). Nếu gia đình có tranh chấp về thừa kế thì có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân để yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Khởi kiện hủy việc khai nhận thừa kế trái pháp luật thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

 

Trân trọng
Luật gia: Trần Thị Thương - Công ty Luật Minh Gia

Có thể bạn quan tâm:
>>  Tư vấn pháp luật thừa kế
>>  Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
>>  Mẫu đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế.
>>  Quy định pháp luật về Di chúc - Di sản - Thừa kế

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo