Khởi kiện cho vay lãi cao được không?

Nhờ luật sư tư vấn trường hợp khởi kiện hủy hợp đồng vay lãi suất cao như sau: Em và bạn B có vay bên A số tiền là 25 triệu đồng mỗi ngày phải đóng lãi suất là 750 nghìn đồng . Sau 1 tháng bạn A đã trốn đi mất vì lãi suất quá cao em xin bên A đóng mỗi ngày là 450 nghìn đồng sau 1 tháng em đóng không nổi và xin bên A cho em đóng 250 nghìn đồng mỗi ngày . Đến 1 tháng rưỡi sau em đóng không nổi nữa em cũng bỏ đi.

Trước khi đi em cũng đã trả cho bên A là 10 triệu đồng . Em còn nợ lại là 15 triệu đồng . Sau 2 tháng em xin bên A cho em trả vốn là 15 triệu đồng vì em quá khổ không có tiền đóng lãi nữa . Nhưng bên A bắt em phải trả vốn là 25 triệu đồng . Em đã van xin đủ điều nhưng bên A vẫn không chấp thuận và dùng những lời lẽ đoe doạ nếu em không trả đủ 25 triệu thì tiền lãi suất sẽ tăng tiếp tục và nếu em không trả thì em nên bỏ xứ đi luôn nếu không bên A gặp em ở đâu xử em ở đó.

Hiện tại em rất hoang mang và em muốn xin ý kiến của luật sư tư vấn cho em để em có thể khởi kiện và đòi lại nhân quyền cho em có thể đảm bảo sức khoẻ và tính mạng của mình sau này khi bên A quá ép buộc em . Em muốn khởi kiện và nếu em khởi kiện thì bên A sẽ ra sao và như thế nào ạ xin luật sư giải đáp thắc mắc của em ạ . Em xin cám ơn luật sư !

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Theo quy định tại điều luật này, lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận và không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

Bạn và bạn B có thỏa thuận vay 25 triệu với lãi suất 750.000 đồng một ngày. Tuy nhiên bạn không nói rõ số tiền lãi bạn đã trả là bao nhiêu, khoản tiền bạn đã trả 25 triệu là tiền gốc hay tiền lãi và mức lãi suất các bên thỏa thuận có sự thay đổi trong thời gian vay. Do đó để khởi kiện trong trường hợp này cần xác định rõ bản chất của hợp đồng vay.

Cần xác định trước khi trả 25 triệu bạn đã trả số tiền lãi là bao nhiêu, nếu trước đó bạn chưa trả khoản tiền lãi nào theo thỏa thuận thì khoản tiền 25 triệu mà bên cho vay yêu cầu bạn trả gốc thì bạn có nghĩa vụ trả.

Trong trường hợp bạn đã trả lãi và mức lãi suất đã trả vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay là 30 triệu đồng tiền lãi thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Phần lãi vượt quá lãi suất giới hạn sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Trường hợp bạn đã thực hiện các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận, tuy nhiên do lãi quá cao bạn không có khả năng thực hiện được mà bên cho vay có hành vi đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của bạn. Theo quy định tại Điều 163 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009:

"Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm..."

Theo quy định này, Cho vay lãi nặng là hành vi cho người khác vay tiền với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ  mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột. Theo thông tin mà bạn cung cấp, lãi suất mà bên cho vay thỏa thuận với bạn là 750.000/ ngày với khoản tiền vay 25 triệu đồng. Như vậy mức lãi suất một năm là 1095%. Đây là mức lãi suất quá cao so với lãi suất mà pháp luật cho phép. Nếu bên cho vay là bên chuyên cho vay, và có các hành vi mang tính chất bóc lột thì bên cho vay vi phạm pháp luật về tội cho vay nặng lãi theo quy định tại điều này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169