Khám sức khỏe thuộc loại 3 có cần đi nghĩa vụ quân sự không?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn căn cứ vào Thông tư Số167/2010/TT-BQP Về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm: Thì tại Điều 4 của thông tư này có quy định rõ về tiêu chuẩn tuyển quân, ngoài những quy định tại khoản 1 quy định tiêu chuẩn về tuổi đời, khoản 2 quy định về Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức… tại khoản 3 của Điều này quy định rõ về tiêu chuẩn sức khỏe đạt để tuyển quân đó là:
"a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung."
Về phân loại sức khỏe thì tại Nghị định 36/2011/ TTLT/BQP/BYT có nêu:
a, Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.
Như vậy sức khỏe của bạn thuộc 3 loại trên bạn sẽ phải đi NVQS. Còn sức khỏe của bạn thuộc một trong những loại sau sẽ không được tuyển nghĩa vụ quân sự theo Nghị định 36 trên đó là:
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.
Ngoài ra Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.( điểm c khoản3 Điều 4 của Thông tư 167/2010/TT-BQP.). Tại Nghị định 38/2007/NĐ-CP cũng nêu một trong những công dân nam sẽ tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đó là “Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ).
Nghị định 36 quy định về Hội đồng khám sức khỏe như sau : 3. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: a) Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là hội đồng chuyên môn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định thành lập theo đề nghị của Phòng Y tế huyện; mỗi huyện có thể thành lập từ một đến hai hội đồng tùy theo địa bàn và số công dân cần khám. Và tại Điều 8 của quy định này cũng nêu rõ về Giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
"1. Hội đồng giám định y khoa tỉnh tổ chức thực hiện để giải quyết khi có các khiếu nại, tố cáo liên quan đến sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện đề nghị.
2. Việc giám định sức khỏe căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Bảng số 1, Bảng số 2, Bảng số 3, Phụ lục I Thông tư này.
3. Trong vòng 7 - 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe, Hội đồng giám định y khoa tỉnh phải có kết luận về sức khỏe công dân nhập ngũ và thông báo bằng văn bản cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện.
4. Quyết định của Hội đồng giám định y khoa tỉnh là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự."
Căn cứ vào các quy định trên có thể thấy: Quyết định của Hội đồng giám định y khoa tỉnh là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự. Đối chiếu với những gì bạn hỏi thì khi bạn đi khám sk NVQS lần một thì sức khỏe của bạn loại 4, đến lần thứ 2 bạn khám trên thành phố (cấp tỉnh) thì sức khỏe của bạn thuộc loại 3. Căn cứ vào các quy định đã nêu trên thì quyết định của Hội đồng giám định y khoa nơi thành phố mà bạn khám là quyết định cuối cùng, sức khỏe của bạn thuộc loại 3 đã nêu ở trên thuộc trường hợp được tuyển đi NVQS. Bạn vẫn phải đi NVQS trừ trường hợp thuộc loại sức khỏe trên nhưng bạn mắc tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất