Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Kế hoạch quản lý môi trường và thủ tục tham vấn đối với dự án đầu tư tại Việt Nam

Luật sư cho hỏi: theo quy định của nghị định số 18/2015 về hướng dẫn làm thủ tục về môi trường (k2đ16) trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt thì chủ dự án lập kế hoạch quản lý môi trường niêm yết tại nơi tham vấn ý kiến cộng đồng.

Nhưng hiện nay, dự án đã đi vào hoạt động nhưng khi cơ quan quản lý nhà nước đến kiểm tra và bắt lỗi vi phạm là không lập kế hoạch quản lý môi trường, như vậy là có đúng không vì hiện nay dự án đã hoạt động được một thời gian rồi. 

và cho hỏi thêm thì kế hoạch quản lý môi trường được lập vào thời điểm nào và kết thúc vào thời điểm nào?

xin chân trọng cám ơn!

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh yêu cầu, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, căn cứ theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 18/2015/NĐ-CP:

Điều 16. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

2. Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Theo Luật Bảo vệ Môi trường

 Điều 21. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhằm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án.

2. Chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án.

3. Các dự án không phải thực hiện tham vấn gồm:

a) Phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;

b) Thuộc danh mục bí mật nhà nước.


Theo đó, đây là thủ tục cần thiết và bắt buộc trong việc lập dự án đầu tư trừ những trường hợp tại khoản 3. Bước tham vấn cơ quan nhà nước (cụ thể là UBND cấp tỉnh), các cơ quan về môi trường và tham vấn cộng động nhân dân bằng cách thức niêm yết bản kế hoạch quản lý môi trường tại trụ sở của UBND xã là bước được thực hiện trong quá trình thực hiện đánh giá tác động của môi trường, trước khi được phê duyệt và đưa dự án vào thực hiện.

Thứ hai, Thời điểm lập kế hoạch quản lý môi trường được thực hiện cùng thời điểm hoặc sau khi đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư mà trong báo cáo đã đề xuất, và cần được xác nhận bởi Cơ quan có thẩm quyền: UBND xã, UBND huyện và tỉnh, cơ quan môi trường, làm căn cứ để đưa dự án vào thực hiện.

Với trường hợp này, dự án là đối tượng phải được đánh giá tác động môi trường thì việc trải qua thủ tục tham vấn và lập kế hoạch quản lý môi trường trên cơ sở chương trình đã được đề xuất trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đó là thủ tục bắt buộc. Nếu chủ dự án đầu tư bỏ qua bước này thì không có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền mà đưa dự án vào thực hiện là đã vi phạm về thủ tục.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Kế hoạch quản lý môi trường và thủ tục tham vấn đối với dự án đầu tư tại Việt Nam. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


C.V Hoàng Ngàn. Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo